Tháng giêng rộng dài câu Quan Họ

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Lời ghi chú đầu sách

Trong cuốn chuyện tình giải trí này, phần bối cảnh có một vài chi tiết nhắc đến những sai sót ấu trĩ của một thời. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng với công cuộc đổi mới lớn lao, chúng ta đã khắc phục về cơ bản. Nhìn lại để càng thấy giá trị của ngày hôm nay…
Tác giả



Ngôi biệt thự “Cổ phong’ chìm trong nắng hanh chiều vàng óng. Không gian yên ắng, chỉ có tiếng chim sẻ lích chích trên mái ngói rêu mốc, tiếng lá rạn khô lép bép trong vườn. Ngôi nhà có từ đầu thế kỷ, tuy lúc đó người ta vẫn phải dùng vôi trộn mật, giấy bản để đắp nổi hoa văn trang trí, nhưng không phải là hình long ly quy phượng nữa mà là đường kỷ hà hình học, lá hoa cách điệu.
Trên chiếc ghế đá cạnh hòn non bộ cạn khô nước, đầy lá vàng phủ ngập, có một ông già đang ngồi trầm ngâm, mắt nhìn về một cái gì vô hình. Một cô gái vận đồ thể thao trắng chăm chú vẽ chân dung ông trên khuôn lụa.
Bức vẽ sắp hoàn thành.
Ông già trên lụa có mái tóc bạc, gương mặt nhuốm màu thời gian, đôi mắt trầm tĩnh, cặp môi như sắp thốt lên một điều gì…
Cô gái vẽ kiên trì, mê mải. Gương mặt đẹp và hơi ngây ngây, trắng như bột nặn của cô sáng lên dưới nắng. Mắt cô và mắt công già trên lụa cứ nhìn nhau và như đang điều khiển nhau một cái gì đó.
Ông già trên ghế đá thì vẫn ngồi bất động. Một con kiến đen bò qua những cuống lá vàng còn thơm mùi nhựa leo lên vạt áo ông. Hình thù con kiến hằn rõ giữa vạt áo trắng mênh mông, chính điều đó làm nó hoảng sợ, vội vàng bỏ trốn.
Nắng trong veo, ngân lại và rung lên nhè nhẹ. Nắng sưởi khô rất nhanh nét sơn dầu. Với đường vẽ chính xác, tài hoa, cứ sau mỗi nét vờn nhỏ, gương mặt ông già lại hiện lên rõ hơn, và càng gần đến phút giây đôi môi kia sẽ bật ra điều mà ông muốn nói…

*
* *
Đêm đã khuya, mọi âm thanh của thành phố sôi động đã ngừng lại, giờ này chỉ còn thức những người cảnh sát đi tuần tra, những ông già gác đêm công sở, những hạ sĩ công an ngáp dài bên bục gỗ cửa sứ quán.
Nhưng ông Huy chưa ngủ; gióng như tất cả mọi đêm, từ lâu quen rồi.
Đêm yên ắng, một tiếng lá sột soạt ngoài vườn vọng vào cũng nghe rõ. Ông bắt đầu đi lang thang trong các căn phòng của mình. Thói quen như thế…
Ông Huy không đọc sách thâu đêm như những “con mọt sách”. Kệ sách kín tường nhưng người ta đâu có phải là con kiến để bò từ dòng này sang dòng kia, ngửi mùi mực in độc hại, hít bụi xentuylô ẩm mốc.
Ông chỉ đọc những gì mà ở đấy không thấy có sự dối trá, lừa bịp, ở đó phải là các chân lý đích thực, nhờ đó mà giống người tồn tại được trên mặt đất này, không bị diệt vong như loài khổng long cổ đại.
Tất nhiên để nhận biết chân lý khó như đãi cả bãi cát, lấy ít vẩy vàng. Nhưng mặt khác chân lý cũng khó bị khoả lấp như hạt tốt vùi trong đất lành, sớm muộn sẽ vươn mầm xanh lá.
Hình như đến 90% số lượng trên kệ sách là đồ đáng bỏ đi. Cũng như đến 9/10 chương trình ti vi, rađiô, bằng nhạc là vô dụng. Cho nên tốt nhất là để cho đêm im lặng, cho tiếng sương rơi tí tách, cho lá xào xạc, và ông lại đi lang thang trong các phòng của mình mà ngẫm nghĩ. Sự im lặng ấy giống như sự im lặng của hạt vùi trong đất.
Ông bắt đầu xuấ phát từ phòng khách. Cái phòng khách có bộ sa lông gỗ gụ trạm trổ có từ thời cậu Cử luật học Vũ Quang Huy mới tốt nghiệp ở Pari về, đặt cạnh chiếc tủ gỗ tạp vênh váo của bà Đức Hạnh (vợ ông) để bà đựng các hồ sơ bảo mật cực kỳ quan trọng.
Tại phòng khách này, ông đã tiếp bao nhiêu người… Có người là yếu nhân chính phủ đến có xe công an hộ tống, nhưng hồ hởi giản dị thân tình ôm ông khi ông còn đứng trên bục cao tam cấp, và sôi nổi những câu chuyện liên quan đến vận mạng đất nước.
Chính trên chiếc sa lông này, vị yếu nhân xưa đã ngồi khi còn là chàng thanh niên con nhà quyền quý, bỏ học, đi làm cách mạng, sống cải trang, đêm đêm đến đây viết những bài xã luận cách mạng bốc lửa đăng trên báo chí bí mật. Những điều tưởng như không tưởng ấy, vậy mà sau bao nhiêu năn, đã thành hiện thực.
Ông Huy qua phòng kế bên. Nơi này, mấy năm trước, Dục - con trai ông và Trà Mi (vợ nó) đã sống. Nhưng bây giờ mạng nhện chăng trên bàn trang điểm. Chiếc gối cưới cứt chuột nhắt vãi như đậu đen trên hình thêu chữ Hỷ. Thỏi son môi còn sót khô quắt.
Từ phòng con trai, ông sang phòng con gái. Trinh - đứa con gương mặt giống ông như tạc. Con bé xung khắc với mẹ, luôn đóng chặt cửa để nghe nhạc Rốc một mình, luôn phản đối các quyết định độc đoán của mẹ bằng phương pháp cổ điển của các nhà cách mạng là… tuyệt thực. Bất chấp lời đay nghiến của mẹ, con bé thường mặt những chiếc mini juýp, mở nhạc nhẩy điscô, khiến bà mẹ đau lòng tê tái bất lực trước sự “suy đồi” đạo đức ngay ở trong nhà mình. Bà thực lòng muốn giáo dục con bằng cách bắt nó lập một “sổ tu dưỡng”, luôn tự mình viết kiểm điểm trên giấy (giống như một mình sám hối trước chúa); bắt nó đi sinh hoạt chi đoàn học tâp các tài liệu, nghị quyết chính trị v.v… và v.v…
Con bé nghiên cứu và giảng dậy ở trường Đại học kiến trúc. Còn sót đây trên bàn làm việc của nó cac bản vẽ thiết kế đô thị trông như hình vẽ mê cung, các đĩa nhạc Rốc với hình cô ca sĩ tóc “xì tôn” xù ra như tổ quạ mà dân gian mình xưa cho là cực xấu thì giờ lại thành mốt quốc tế. Có con nhện bọ gì đó làm tổ êm ấm trong cái lọ pha lê Tiệp mà xưa nó thường cắm hoa hồng bạch (chỉ cắm hoa hồng bạch).
Ông Huy sang đến phòng vợ, dừng lại lâu hơn một chút. Ảnh bà nhìn ông trên tường, mặt khắc khổ nghiêm nghị; cái nhìn của bà nữ tướng trước hàng quân, vẻ nghiệt ngã của một dạng đàn bà làm thủ trưởng đàn ông. Con người rè bỉu các thứ nữ trang, coi son phấn là biểu tượng đĩ điếm, mốt thời trang là sự suy đồi. Đó là một người đàn bà không biết đến các trạng thái bâng khuâng thổn thức là gì; chỉ có sự hăm hở sục sôi, sắt đá, không lủi bước, và quyết chiến thắng.
Một chiếc lược gỗ, chiếc áo lõi bông, đôi dép cao su đủ quai, một chiếc khăn len vuông, những chồng cặp ba dây đầy tài liệu chính trị, một sổ tiết kiện gửi tiền đều đặn, dù tiền mất giá hàng tuần cũng mặc. Đó là tất cả những gì bà ngã xuống ngoài mặt trận, không về nữa, để lại cho ông trong chiếc tápđờnuy gỗ bao bì kê ngay đầu giường.
Thường thì ông Huy lên gác hai vào phòng “lưu niệm gia đình” trời đã quá nửa đêm. Tắt công tắc điện, thay vào đó ông thắp giá nến ba mươi ngọn. Cái giá bằng đồng trạm trổ cầu kỳ đúc ở Pari từ thế kỷ trước, vẫn dùng trong các phòng khách của các công tước thời xưa...
Dưới ánh nến, trong khung kính sơn son thếp vàng hiện lên tấm hình quan Nghè Múc – cha ông – mũ mãng cân đai bá tử oai vệ, nhưng mặt non choẹt, búng ra sữa (ông đỗ khi còn thiếu niên). Cam đoan rằng quan này bụng đầy chữ nghĩa thánh hiền, nhưng đêm ngủ vẫn thích rúc đầu vào nách mẹ.
Những bức ảnh khác, trông quan Nghè lại “già” quá. Ngoài ba mươi mà để râu dài như ông cụ, ngồi ghế Án sát giữa công đường. Đôi mắt quan Án cương trực nổi tiếng một thời như vẫn lấp lánh. Cái giai thoại về ông đến bây giờ dân tỉnh B.H còn kể. Trong tiếc Cáttóduydê, quan công sứ Pháp chiêu đãi, ngài Án đã rút mùi xoa lau tay sau khi bắt tay quan công sứ Pháp. Cũng là một thứ khí tiết “nho gàn”, “mất lịch sự” nhưng dù sao không phải chuyện đùa...
Ông Huy nhìn sang bức ảnh năm anh em chụp trước cửa Dinh Án sát. Tất cả mặc soóc trắng, kể cả em gái út Thu Hằng. Mới đấy với đấy mà bây giờ mỗi người một phương trời. Có lẽ không gia đình nào lại ly tán như gia đình này. Châu Âu chưa đủ, còn cả châu Mỹ, Tây Âu chưa đủ, còn cả Bắc Âu. Thư Thu Hằng nói mỗi lần họp gia đình ở Pari thì những đứa cháu chung người ông nội, ngoại là cụ Nghè Múc, nhưng nói bốn thứ tiếng khác nhau. Đứa nói tiếng Mỹ, đứa nói tiếng Đức, đứa nói tiếng Pháp, đứa nói tiếng Bỉ, không đứa nào hiểu đứa nào, phải chờ phiên dịch... Thật buồn cười!...
Sau phòng lưu niệm, ông Huy xuống vườn. Vườn nhỏ nhưng đủ loại cây cảnh: phòng, liễu, đào, mai, hồng, mộc, tùng, cúc.
Cây xưa chỉ là cây, liễu mai tùng chỉ là liễu mai tùng, nhưng từ ngày ông về già, bà Đức Hạnh chết, Dục và Trinh đi ở nơi khác... thì chúng không còn “chỉ là cây” nữa. Ông đi khắp vườn, không bỏ sót gốc nào, tay vịn vào chúng, cạy ít vỏ nhựa, ngắt một chiếc lá, hoặc chỉ ngước lên nhìn vòm ngọn sương rơi tí tách. Ông thích những cơn gió nhẹ đia qua làm cả vườn đêm nói thì thừo; những chiếc lá vàng lả tả rụng xuống vai. Đêm nào ông cũng ngắt một trái gì đó trong vườn, vừa đi vừa nhấm nháp. Có khi là trái táo chín thơm lựng; nhưng khi lại là một quả hồng xanh. Không có quả, nhấp búp lá, cánh hoa hồng bạch.
Có đêm nửa tỉnh nửa mê, ông thấy mình trẻ lại thành chàng thư sinh lạc vào trại cây bỏ hoang góc kinh thành trong truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Ngày xưa ông đã dịch truyện đó in ở báo Pari. Lúc đó ông còn trẻ, đang yêu, háo hức ý tưởng xây dựng tương lai văn hoá dân tộc.
Câu chuyện chàng thư sinh với cô Liễu, Đào, Mai - hồn của những cây liễu đào mai hư hư thực thực, vừa đẹp vừa ma quái, sao mà ông thấy thật hay, thật hiện đại, chẳng kém gì những sáng tác hiện thực huyền ảo nổi tiếng bây giờ.
Bác sĩ Vũ Tuần - người vẫn chữa bệnh cho ông, sau khi nghe kể giấc mơ về Liễu Đào Mai đã bảo ông nên chặt những cây đó đi, nhưng ông không nghe. Và đêm đêm ông vẫn cứ tha thẩn bên nó cho đến khi thần kinh chìm vào giấc ngủ mờ mịt. Nhiều hôm sáng ra, người ta thấy ông thiêm thiếp say trên thảm lá vàng, mấy con bướm trắng tinh thì cứ bay dập dờn trên mái tóc bạc.

*
* *
Ông Huy tỉnh dậy lúc mặt trời rọi sáng trưng rèm đăng ten trắng bên cửa sổ. Cô chủ quán đã bưng vào một ly cà phê thơm phức (theo hợp đồng 365 ngày = 365 ly). Ông ghiền cà phê từ nhỏ. Không có, cả ngày uể oải.
Cùng với thói quen uống cà phê là thói quen cắm hoa, thay khăn giải bàn phòng khách, ăn mặc chỉnh tề, đồng bộ.
Sớm nay, chủ nhật có việc. Ông Huy dắt xe đạp ra cổng. Lối này xưa là lối chiếc Pôbêđa  màu kem lăn chầm chậm tới thềm tam cấp mỗi buổi sáng. Hai người đến “sở” với sự tương phản: ông chững chạc như bộ trưởng ngoại giao tay xách gặp Đíplôm mát khoá kền bóng nhoáng; bà thì tóc búi, áo gụ, tay ôm chồng cặp ba dây...
Bây giờ thì lối cỏ um tùm trong kẽ gạch, lâu ngày không ai đặt chân tới. Cánh cổng sắt bản lề han rỉ. Thùng thư gia đình xưa chật ních sách báo, thư từ, giờ nứt nẻ trống huyếch hoác.
Dặng rào sắt uốn hoa văn chữ triện, màu sơn phai bạc, hoen rỉ.
Ông Huy đứng một lúc, ngần ngại xuống đường. Lâu mới đi xe đạp, đường đông, thấy khá vất vả.
Khu cổng ô Tây, xưa là ngoại thành, giờ thành khu chung cư. Nhà năm tầng ở loét xấu xí. Chẳng ra phố, chẳng thành làng. Sao không vạch đại lộ, xây nhà hai bên, cửa hàng cửa hiệu cho ra vẻ. Ông Huy vừa ngắm nhìn khu chung cư tồi tàn vừa ngẫm nghĩ. Lạ nhất là lề thói của thành phố: chỗ nào cũng bảo đắt đỏ đã trong bản đồ quy hoạch. Ai muốn làm nhà khó khăn vô chừng. Chuyển chỗ ở trong thành phố khó như từ hành tinh này đến hành tinh khác vì trăm thứ giấy tờ. Khu phố vườn caay và hàng rào sắt vây quanh, thì băm nát ra, vẩy giấy dầu cót ép cho vài chục hộ trong một nhà, phá tan mọi bố cục kiến trúc.
Còn khu mới thì chỉ có “nhà chung cư” mà không có “phố”. Cả tầng chung nhau một hố xí. Ban công ốp lồng sắt chống trộm cứ như chuồng thú.
Tại sao không thế này, tại sao lại thế kia? Cuộc đời cứ mặc xác những câu “tại sao” đau khổ của những người như ông – Ông bất lực nghĩ. Và chính điều đó làm ông cảm thấy mình ở ngoài lề cuộc sống.
Vất vả lắm ông mới tìm thấy căn hộ của Hảo. Một chú bé linh lợi, nhưng mặt già câng reo to:
- A, ông ngoại.
- Thông, bố có nhà không?
- Bố cháu xuống tầng một xách nước sắp về.
Hừ, một ông hàm thứ trưởng – ngang quan tả thị lang ngày xưa, ở cái khu chung cư này, cũng “mắm sốt” tất – Ông Huy bật cười.
Hảo mới chuyển công tác từ tỉnh ra trung ương được một năm nay. Nhà cửa tuềnh toàng, trang trí trên tường là mấy tờ tranh cổ động vượt mức kế hoạch 5 năm, ghế bàn gỗ tạp mọt kêu ken két.
Thông đi pha trà mời ông ngoại. Gương mặt nó thiếu sự tươi non hồn nhiên của tuổi thơ. Không trách được. Đứa bé nào trong gia đình bố mẹ ly dị nhau chả thế. Nhưng thằng Thông dòng dõi “trâm anh thế phiệt”, chắt ngoại quan Nghè Múc, bố là cán bộ cao cấp, mẹ là trí thức, ông ngoại là nhân sĩ, bà ngoại là thủ trưởng cấp cao, mà sao mặt mũi có gì tối tăm như con nhà mò cua bắt ốc. Ông giật mình thấy cái “gien” của bà nội nó – cô tá điền - đầy tớ; phải, chỉ một mình cái gien ấy mà át được hết các gien “trâm anh thế phiệt” kia!
Nó có gì giống bố nó ngày xưa?
Ông Huy không còn nhớ gì lắm về buổi đầu gặp bố nó - thằng bé Hảo đầu gio mặt muội ở Bãi Dẻ bên hồ. Hôm ấy cậu cử nhân luật Vũ Quang Huy vừa ở Pari về nước, quyết định tới đồn điền trung du của cha, nghỉ ngơi ngắm cảnh. Cậu Cử thích cảnh những dải đồi thấp, toàn dẻ la đà, những cô thôn nữ xinh đẹp má hồng răng đen, khăn mỏ quạ đi nhặt dẻ nghiêng nón e thẹn “chào cậu Cử ạ” rồi ù té chạy khúc khích cười. Cậu thích mặc đồ thể thao trắng, cưỡi ngựa trắng phi như bay bên những sườn đồi cỏ xanh mướt, rồi bất thần xuất hiện bên hồ làm những cô thôn nữ đang tắm ở đấy ùa chạy như đàn thiên nga gặp đại bàng. Cậu thích vác khẩu súng săn, đi sâu vào rừng, lang thang tìm những con chim lông đẹp, những con chồn sóc có bộ đuôi quý giá.
Cậu cần có một “tiểu đồng” hầu hạ. Người ta dẫn thằng bé Hảo đến. Mặt mũi nó đáng ghét, nhưng nó hoạt bát, thông thạo, tinh khôn.
- Bố ơi, ông ngoại đến - Tiếng thằng Thông ngoài hành lang làm ông Huy giật mình. Hảo đặt hai xô nước vào góc, khẽ gật đầu chào.
- Tôi đến nhờ anh một việc – Ông Huy vụt đứng dậy với dáng điệu của một tá điền già đến văn phòng “quan” quản lý đồn điền Trại Dẻ mà xưa ông từng trông thấy nhiều lần, không ngờ đó lại là giờ phút “kiến tập”.
- Bác ngồi xơi nước đã. Dạo này bác có khoẻ không - Hảo muốn tỏ ra thân tình nhưng gương mặt khô lạnh, nụ cười gượng gạo vẫn làm cho người đối thoại cảm thấy xa cách.
Còn gì trớ trêu hơn là phải đến nhờ vả một ông “cựu con rể” mà con gái mình đã ly dị người ta. Ông sượng sùng lúng túng. Nhưng không có cách nào khác. Ngoài Hảo ra, không ai có thể giúp ông việc này.
Nghe nói có “công việc”, Hải lại bàn mở sổ tay, sẵn sàng ghi ghép, phản xạ tự nhiên, thói quen của người mà thời gian cuộc đời trôi trong các hội nghị nhiều hơn thời gian đời thường.
- Anh Hảo xem thư đây – Ông Huy rút ra những chiếc phong bì lạ mắt - Bốn đứa em tôi ở nước ngoài vừa gửi về... Thực ra tôi không muốn... Nhưng họ hối thúc. Tôi cảm thấy năm nay đã yếu, sợ không còn dịp nào khác nữa.
Đôi mắt già nua của ông Huy năn nỉ, y như đôi mắt trẻ con của thằng Hảo ngày xưa năn nỉ cậu Cử Huy, cho nó được ở lại hầu hạ cậu, đừng đuổi nó về với mẹ nó. Cuộc đời thường hay có sự hoán vị.
Hảo nhìn những phong thư từ Oasinhtơn, Pari, Bon, Brucxen bằng ánh mắt cảnh giác, không muốn sờ tay vào, không muốn đọc.
Giọng ông Huy buồn rầu:
- Chú Minh ở Mỹ, chú Trí ở Pháp, chú Tuệ ở Tây Đức, cô Thu Hằng ở Bỉ, năm nào họ cũng dắt díu con cái về Pari, làm giỗ bố tôi ở đó, đã thành lệ.
Năm nay kỷ niệm tròn 40 ngày mất, các em tôi quyết định làm giỗ to hơn, đúng truyền thống nghỉ lễ dân tộc. Họ hối thúc tôi xin phép nhà nước mình, làm thế nào sang được Pari tham dự.
- Hừ, người Việt Nam, đẻ ở Việt Nam, sống ở Việt Na, chết ở Việt Nam, mà giỗ hàng năm lại ở Pháp - Hảo cười mỉa mai – Linh hồn cụ Nghè làm sao vượt biển sang tận bên đấy hưởng hương hoa của con cháu được.
- Cũng là một cách những người xa quê hương hướng về cội nguồn, tổ tiên, dân tộc.
- Hướng về bằng các hoạt động yêu nước chứ...
- Tất nhiên rồi... Nhưng trong trường hợp cụ thể này, anh thông cảm cho. Với quyền hạn của anh trong Ban tổ chức Trung ương, với quan hệ của anh với các đồng chí lãnh đạo các cơ quan hữu trách, mong anh giúp tôi việc này...
Anh xin cho tôi đi thời hạn một tháng. Đúng một tháng, tôi chỉ cần dự lễ kỷ niệm 40 năm ngày mất cha tôi. Sau đó về ngay. Tôi không thiết gì cả, không háo hức gì cả. Pari với tôi chẳng có gì xa lạ, hấp dẫn. Tôi đã ở đấy suốt tuổi thơ ấu học trò...
- Bác là con trưởng. Bao nhiêu năm nay bác vẫn làm giỗ cụ Nghè tại Hà Nội. Và đó mới là giỗ chính thức. Hương hồn cụ Nghè chỉ có thể ngự trên bàn thờ người con trưởng tại quê hương, chứ cái gọi là ngày giỗ ở Pari không có ý nghĩa gì - Hảo bác thẳng cánh - Thật là mỉa mai, một ngày giỗ tổ tiên mà bầy con cháu chắt nội ngoại đứng lễ, đứa khấn bằng tiếng Mỹ, đứa khấn bằng tiếng Pháp, đứa khấn bằng tiếng Đức, đứa khấn bằng tiếng Bỉ... mà anh hồn cụ Nghè lại chỉ thông thạo nhất thứ chữ Hán của Tầu!...
Thiết nghĩ bác là một nhân sĩ yêu nước, một trí thức sớm đến với cách mạng. Bác có vai trò không nhỏ trong sự nghiệp động viên tầng lớp nhân sĩ trí thức đoàn kết tham gia công cuộc kháng chiến kiến quốc. Bác đường đường từng là thành viên đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bác phải giữ gìn, đừng lại việc gì có hại đến cái thanh danh...
Khi nội dung đối thoại chỉ là giao thiệp thông thường, ông Huy mù mờ, vụng về. Nhưng đụng đến các vấn đề xã hội, chính trị, ông vụt thành người khác hẳn, mắt sáng long lanh sau kính trắng, tư thế đĩnh đạc, đúng phong cách người từng đứng trên bục bảo vệ Luận án triết học tại Trung tâm văn hoá lớn của thế giời, và hơn nữa, tư thế của nhà ngoại giao bên bàn Hội đàm quốc tế trong tình thế đất nước nghìn cân treo sợi tóc. (Ông là thành viên quan trọng trong Đoàn Ngoại giao chính phủ lâm thời đàm phán với Pháp năm 1946).
- Hãy nhìn sự việc bằng con mắt của lịch sử. Sự ly tán bốn phương của gia đình tôi là hậu quả tất yếu do hoàn cảnh lịch sử tạo nên. Điều cốt yếu phải nhìn nhận là: cơ bản họ đứng về phía nhân dân. Cha tôi là quan cương trực, ghét Pháp, đã xử những vụ án nổi tiếng bênh vực công lý. Cuối cùng treo ấn từ quan, bất hợp tác với Pháp. Chúng tôi đã có những “cải cách xã hội” trong phạm vi đồn điền Trại Dẻ. Bản thân tôi ủng hộ cách mạng toàn bộ gia sản của mình, trong đó có 700 lượng vàng hồi tuần lễ vàng. Các em tôi đều có xu hướng trở thành các nhà kinh doanh, nhà khoa học, nghệ thuật thuần tuý. Ở nước ngoài, nhưng luôn hướng về Tổ quốc. Tôi có đi gặp họ, chẳng có gì hại đến thanh danh cả...

*
* *
- Hảo, mày dẫn tao về nhà mày chơi?
- Thưa cậu, hôm nay trời đẹp thế này vào rừng bắn chim thú lắm cậu ạ.
- Không, chơi mãi chán rồi. Tao muốn tìm hiểu cảnh đời những người dân quê.
- Để cậu “tả” lên báo tiếng Tây phải không ạ.
- Có thể.
- Nhưng nhà cháu thì có gì để “tả” đâu.
- Tao muốn nghe mẹ Hảo kể chuyện đời mình.
- Đời mẹ cháu thì chán lắm.
- Tao cần biết cái “chán” ấy.
Hảo xăm xăm đi trước. Con ngựa bách của cậu Cử thong dong bước một.
Chiếc cổng rào tre được chống lên. Trước mắt cậu Cử là một khuôn hình phong cảnh nếp nhà tranh, sân đất rêu, con cún vàng nằm ngủ, chum hứng nước mưa dưới gốc cau xanh.
Một người đàn bà trẻ, bầu bĩnh, môi ăn trầu đỏ chót chạy ra:
- Chào cậu chủ.
- Chào chị Thản. Công việc làm ăn dạo này thế nào. Lúa má tốt chứ...
- Dạ thưa cậu, cũng tàm tạm ạ.
- Mẹ ơi, cậu chủ đến nghe chuyện đời mẹ, để “tả” lên báo tiếng Tây đấy...
Người đàn bà tá điền há hốc mồm kinh ngạc. Chị đã nghe nhiều chuyện khác thường về cậu chủ trẻ tuổi này.
Huy buộc ngựa vào gốc cây, phá lên cười giòn giã...

*
* *
... Mười mấy năm trước, cái gái Thản lớn lên nở nang xinh xắn.
Chỉ hiềm một nỗi, nhà Thản quá nghèo. Ông giời chỉ biết sinh ra con người trần trụi, thả nó lên trần gian, thế là giời xong nhiệm vụ.
Con chuột chỉ việc giũi mồm, thế là có hang ở. Con nhện, con tằm thì có sẵn “vật liệu” làm nhà ngay trong bụng mình, chỉ việc kéo ra mà đan thành nơi trú ngụ. Con chim yến thì nhả rãi trong mồm ra thành tổ. Con rùa có sẵn mái nhà trên lưng.
Còn con người, ông giời thả rông trên mặt đất, phải tự lo lấy nơi che mưa nắng. Ông giời sinh ra con chim, đồng thời cho nó luôn bộ “quần áo” lông che thân vĩnh cửu. Con cá có bộ “áo giáp” vẩy, lại còn trang trí đẹp, màu sắc óng ánh. Con trâu phải trần trụi nhưng còn được “sơn” màu đen bóng, dầy cộm “che thân” cũng đỡ.
Còn con người, còn Thản, tệ quá đã không cho cái gì che phủ, lại con cho thân hình nuột nà, trắng tinh như đồi tuyết phủ, thiên hạ chỉ thích ngó nhìn. Thản biết lấy gì mà che kín nó lại được.
Thản có răng, có mồm, nhưng lại không biết lấy gì mà ăn no bụng. Thóc gạo lấy từ đất ruộng, muối lấy từ biển. Nhà Thản không có ruộng, không có biển.
Từ bé, Thản luôn thấy đói. Đêm chỉ mơ ngủ thấy khoai lang chín, mà chín ngay trong đất, cuốc lên một cái, đã thấy nó chín thơm lừng ngọt lự rồi.
Đêm đêm mẹ con Thản nằm trên đệm rơm, phủ lá chuối khô lên người cho đỡ rét. Thản có một chiếc váy thâm đất và một chiếc áo nâu. Bộ đồ từ lâu, rách đâu vá đấy, năm này qua năm khác, mụn nọ chồng lên mụn kia, và cứ tiếp tục chồng lên nữa, nên đã biến thành bộ đồ vĩnh cửu. Hai mẹ con cười hì hì nhìn nhan đắc chí vì dẫn được câu ngạn ngữ “Tiền lĩnh váy chị không bằng tiền chỉ váy tôi”.
Một tuần Thản giặt quần áo một lần. Giặt vào đêm vì phải cởi truồng ngồi ngoài cầu ao. Đêm ngủ và cả ngày sau nữa, đóng cửa chặt ngồi trong nhà, váy áo khô.
Thản đang tuổi dậy thì, tóc xanh mướt phủ như mành sau lưng, dài chấm gót. Những hôm ấy, cô quấn tóc quanh người, cũng che được nửa thân.
Thản thích ngắm thân hình mình, vì nó đẹp quá. Nắng hanh ngoài sân, qua khke lóêp, rọi vào, đúng chỗ Thản nằm, tấm thân trần sáng trưng lên như gương, Thản thấy mơ màng ngây ngất.
Sao không? Ít ra giời nặn nên cái thân thể nuột nà này là để làm gì chứ? Nếu không thì để nó mốc thếch xù xì đen kịt như da trâu khỏi uống phí.
Thản nghèo quá, chẳng là chủ nhân cái gì, nhưng là chủ nhân một thân hình đẹp với nước da nõn nà.
Bụng thèm ăn, thiếu gạo đành chịu nhịn. Nhưng thèm yêu còn hơn cả thèm ăn, lại sẵn thịt da ngọc ngà này, thì tội gì phải nhịn.
Tháng giêng làng nào chả có hội. Làng Trúc bên kia có hội chen đêm. Thản nắm cơm đội nón mê băng đồng, đi hội từ ngang chiều. Nắng tháng giêng reo như bọt nước tan. Suốt cả năm gái trai làng Trúc mong đợi hội này. Suốt chiều người ta rập rình ở các ngõ, để chờ tắt nắng một cái là lao ra đường.
Thản thập thò ngoài cổng làng. Khi nghe tiếng hò reo và ánh pháo bông bay lên, cô chạy tất tả. Đường đông nườm nượp, quần áo đẹp ngợp mắt. Tiếng cười reo vỡ trời, bất kể ai với ai, cứ trông thấy là xô đẩy chen nhau đùa nghịch.
Hội có từ thuở lập làng. Hội càng vui thì làng càng hoà cốc phong đăng. Trăng tháng giêng mở tỏ, không ai nhìn rõ mặt ai, chẳng còn ngượng ngùng gượng gạo gì.
Ngày thường nam nữ “thụ thụ bất thân” nhưng đêm nay “vắng chúa nhà gà vọc niêu tôm” con gái thành quỷ sứ.
Thản đã cởi truồng cả ngày để ướp nước hương nhu, hoa nhài vào bộ váy “đẹp”. Đêm, váy đụp cũng giống váy lành.
Thản xán vào chỗ đám đông. Một bọn con trai ào qua không chen. Thản chột dạ, hay chúng thấy mình váy rách.
Thản lại xán đến một đám khác, đợi một cánh tay con giai đẩy mình, để Thản sẽ đẩy lại, và xô nhau cuốn tròn vào đám đông nô cười. Nhưng bọn này như không nhìn thấy Thản. Chúng mê mải đùa nhau, tay con trai sờ vào lườn, thục vào trong lần áo con gái, bọn con gái ré lên, đấm thùm thụp bọn con giai.
Thản vẫn đứng bơ vơ. Một thắng bé loắt choắt từ xa chạy lại đấm lưng. Thản quay lại, nó chỉ đứng đến cổ,  mồm chuột chù vêu vao, mắt cụp xuống ngượng ngùng.
Thản chán quá, bỏ đi.
Có bọn rất đông từ đầu đường xô lại cùng tiếng cười phá trời. Nhiều đứa con gái đã bị bựt tung cả cúc áo, đứt cả giải yếm, vú vê thỗn thện kêu thét chạy trốn. Thản xô vào chặn ngang cho chúng thoát. Bọn con giai đang đà xô phải Thản. Thản nhớ rất rõ cái phút giây kỳ diệu bàn tay người con giai đầu tiên đẩy vào ngực cô, xiêu đi, suýt ngã. Tiếng cười của Thản bật ra giòn tan. Tiếng cười đầu tiên của cô trong đêm hội sau bao giây phút đợi chờ. Từ đây Thản chỉ còn cười không ngớt, cười ré, cười sặc sụa, lăn xả vào bất cứ ai mà chẳng còn ngượng ngập gì.
Bọn con giai quấn tròn quanh Thản, nhưng cô khoẻ quá, ẩy hết đứa này đến đứa khác văng ra, cười đến đứt hơi.
Từng bọn “bạn chen” trôi qua trên đường như những đợt sóng. Giờ này trong đình làng đang có cuộc tế thần. Hết canh ba mới “lễ tất”. Suốt thời gian tế con trai con gái tha hồ chen nhau sờ soạng nhau. Có thế mới mưa thuận gió hoà, lúa má chẳng xâu xia, người không dịch bệnh, quan ôn chẳng đến làng...
Có một người con trai cao lớn đang đi lại. Thản vội xông ra cản đường. Anh có vẻ ngạc nhiên. Thản lấy vai ẩy tha hồ mà không làm anh suy xuyển. Chẳng nói chẳng rằng, anh đưa cánh tay lực lưỡng chắc như gọng kìm, kéo một cái, Thản ngã sấp vào ngực anh. Anh quắp Thản gọn như con đại bàng cắp nàng công chúa trong chuyện Thạch Sanh.
Họ đang đứng bên hồ. Mây trên đầu trôi vùn vụt như ăn cướp. Mây giống như những đợt sống gái trai đang chạy trên đường.
Một bọn quỷ sứ đến. Chúng ẩy tung cả anh lẫn Thản xuống hồ. Hai người chết ngụp. Chúng khoái chí cười vang.
Anh lôi được Thản lên bờ, quần áo dính bết vào người. Anh cởi ra vắt nước. Thản thấy bắp vai anh vồng lên như cuộn chão.
- Bọn khỉ gió ở đâu ra ấy.
- Ướt hết anh nhỉ.
Chợt anh nhìn trộm chỗ khuy áo tuột của Thản, đúng lúc có ánh trăng dọi vào sáng loé lên.
Tự dưng hai người “quện” nhau.
Ngoài đình cuộc tế thần đã vào tuần rượu thứ ba. Hương trầm hết tuần thứ mười, nến thắp tuần thứ bảy. Các ông chủ tế, bồi tế đã mỏi khuỵu lưng.
Tiếng trống thu không canh ba trên vọng lâu đã thong thả điểm những tiếng đầu. Dứt nhịp trống này là “lễ tất” hội chen chấm dứt.
Ngoài nhà “giải vũ” bọn trương tuần quản xã đã dốc ngược các chai rượu tu giọt cuối cùng, xé lá chuối gói lấy phần thịt mỡ xương xẩu ăn thừa. Mỗi đứa một chiếc roi song lăm lăm, chúng có nhiệm vụ khi tiếng trống thu không cuối cùng vừa dứt, là xông ra đường. Thời hạn cho trai gái nô đùa nhau đã hết. Lúc ấy mà còn sờ cú sờ lườn nhau sẽ làm hỏng hết cả phép nhiệm màu của lễ hội chen. Hơn thế nữa, như thuốc dùng quá liều công phạt, cả làng sẽ bị chết oan. Sẽ bị vỡ làng, chồng nào vợ nấy bị gậy mà đi ăn mày. Hoặc khủng khiếp hơn, Quan ôn sẽ về bắt từ đứa bé lên ba đến ông già đầu bạc.
Cho nên sứ mệnh của bọn quản xã trong tuần là cực kỳ quan trọng. Cứ là quất sướng tay, đuổi như đuổi vịt. Đứa nào còn nấn ná, chưa chạy kịp, vỡ đầu xẻ tai mặc kệ. Vỡ đầu xẻ tai mình mày, còn hơn chết cả dân làng.
Thản và anh biết thân biết phận cắm đầu chạy về bãi tha ma sau chùa. Mồ mả lúp xúp dưới bóng cây rậm rạp. Sương tháng giêng ẩm ướt, khí phốt pho từ các xác người đang phân huỷ dưới lòng đất, bay lên cháy xanh lét, lập loè chập chờn vướng vít vào các cành lá. Dào ôi, phốt pho phốt phiếc đâu chả biết, hồn người chết đang dạo trong đêm đấy. Tiếng lá, gió xì xào là tiếng hồn ma nói chuyện. Eo ơi, sợ quá, sao chúng mình lại dắt nhau đến đây nhỉ?
Đây là lãnh thổ của ma. Cả mặt đất mênh mông của người sống không chỗ nào cho ta yêu nhau một cái hay sao mà phải đến nhờ lãnh đại của người chết. Nhưng mà đúng thế đấy. Chỉ có nơi đầy hồn ma này mới cho phép ta được làm cái việc thiêng liêng ấy. Những hồn ma mắt sáng xanh lè bay quanh ta nhưng không tò mò dòm dỏ “công việc” của ta. Hồn ma thông minh hiểu cái việc ta làm là để tạo nên sự sống của trái đất này. Quan trọng lắm, vĩ đại lắm. Cái việc quyết định sự tồn tại của giống nòi nhưng lại phải làm dấu diếm...
Mùi hương trầm từ trong chùa toả ra tận đây. Nhà Bụt ở sát nách nhà mà. Hàng xóm với nhau. Tồn tại song song, chả bên nào loại trừ được bên nào.
Ánh sáng xanh lét của ma soi đôi vai trần trắng mờ của Thản. Đoi chân ngồn ngộn lún trong cỏ rồi như trăng chìm trong mây. Thản chịu sức nặng của cả trái đất đè lên người.
Khi tiếng trống vọng lâu ngưng bặt, cả anh và Thản sực tỉnh kinh hãi. Ngoài đường tiếng bọn trương tuần quát lác vang trời. Thản và anh cắm đầu cắm cổ chạy mỗi người một ngả. Tiếng roi song vút trong không gian nghe veo véo rợn người. Khối cô vịt bầu lạch bạch chạy không kịp roi cứ rán vào lưng. Bọn trương tuần cười khoái trá. Ai bảo chúng mày, sướng lắm khổ nhiều...
Thản đã vọt ra được phía ngoài cổng làng, dừng lại để thở. Đôi vú rắn như ổi xanh bị bóp, giờ còn đau cứng... Anh ấy tên là gì nhỉ? Chả biết, vội quá. Ở đâu cũng chả biết. Khổ quá, chưa cả kịp “ấy” xong thì tiếng trống cuối đã điểm...

*
* *
Thản kinh sợ thấy mình có mang.
Sao có thể dễ thế nhỉ. Tưởng phải lấy chồng, ăn ở âu yếm đồng thời với cãi chửi nhau, đập vỡ hết bát trong chạn, khóc xưng mắt vì mẹ chồng ác nghiệt, phải thế nào thế nào mới có mang được chứ.
Thản phải nới cạp váy. Thân thể người ta ăn “bẩy bồ cám tám bồ bèo”, bèo lớn khó khăn, vậy mà mới chỉ ôm ấp truyền hơi truyền sức cho nhau vội vàng tý chút, bụng đã nở ra như bột từng tuần từng tháng. Chẳng còn dấu ai được nữa rồi.
Trời ơi, biết làm sao bây giờ.
Tiếng đồn con Thản hoang thai bùng nổ ngang như tin có động đất, tin trời sập, sắp tận thế, luân lý đạo đức sắp bị tuyệt diệt.
Ngoài đình đã có phiên họp thứ nhất của các chức sắc, các cụ thượng râu nhất râu nhì bàn về sự kiện quan trọng có một không hai trong lịch sử cái làng có tên là Văn Đàn và từng được vua ban bốn chữ “Mỹ tục khả phong” này.
Chiểu luật xưa, kẻ hoang thai phải lột truồng, đeo phèng phèng, củ dứa, đi bêu khắp làng. Nhưng các cụ thấy rằng thời “văn minh” này làm thế chẳng lợi lộc gì. Bắt khoán phạt vạ vài chai rượu, một thúng gạo sôi, một thủ lợn, đôi gà sống thiến để các cụ nhắm là hơn. Thay vào hình phạt bêu dong, chỉ nên gọi tội phạm ra đình, nọc ra lột quần đánh cho vài roi vào đít.
Các cụ chờ đợi. Còn nửa tháng nữa đến ngày thi hành nghị quyết. Ngồi xé thịt gà nhắm rượu nhìn một con bé cởi truồng, đít to trắng ngần bị đánh đòn thì còn gì thú bằng.
Hôm ấy, có cuộc họp giữa đình, vẫn là bàn về chủ đề “thuần phong mỹ tục”. Lạ quá, bỗng dưng cụ thượng nhất bụng toàn chữ thánh hiền, chữ thánh hiền lâu ngày ôi thiu không tiêu hay sao mà phải tìm cách ộc ra đằng mồm.
Mặt tái ngắt, cụ nôn thốc nôn tháo đầy chiếc chiếu hoa cạp điều.
Chữ thánh hiền còn tìm một cửa nữa, người có học gọi là hậu môn, dân quê gọi là lỗ đít để trào ra ồng ộc. Cụ cúi gập người lả đi. Cả hội nghị “thuần phong mỹ tục” hoảng sợ bỏ của chạy lấy người.
Cụ thượng nhất là người đầu tiên mắc dịch tả trong làng.
Dịch tả, nói là tại vi trùng tả. Vi trùng là cái gì? Vi trùng bé tý tẹo làm gì vật ngã được người to lớn thế? Vô lý.
Chỉ tại quan Ôn. Đích thị quan Ôn đến trừng phạt. Ai bảo cái làng Văn Đàn này độc ác, đạo đức giả cho lắm vào...
Khốn khổ, bây giờ mới là chuyện sụt đất, sập trời tận thế thật. Mà có nhẽ tại cái con đĩ hoang thai. Phạm đến thuần phong mỹ tục, nên cả làng bị trừng trị. Phải tìm nó đem giết ngay.
Nghe tin ấy, nửa đêm Thản xé rào chân tre làng bỏ trốn.
Đi, đi, chả biết đi đâu. Nhưng chân cứ bước. Cái thai đến ngày sinh nặng trĩu trong bụng. Nằm cầu ngủ quán, kiếm cua lươn ốc nhái dọc đường mà ăn. Một buổi kia, Thản tới xứ đồi, đất đỏ au, dẻ tốt la đà. Trong cái lều ven đường tải lá dẻ khô, đếm ấy Thản đau đơn quằn quại, chân tay cào đất, mồm cạp vào cọc lều, gào thét.
Thằng bé hảo ra đời.
Thản ở lại xứ đồi, thành tá điền đồn điền quan Án từ hôm ấy...
- Hảo, mày đi gọi tất cả bọn trẻ con trong xóm chiều mai đến đây.
- Làm gì hả cậu. Chúng nó bận lắm. Còn phải chăn trâu hái củi.
- Bảo tao cho quà. Quà Hà Nội mới mang về.
Chiều hôm sau trên sân nhà khách đồn điền có cảnh tượng lạ. Hơn ba mươi đứa trẻ con quần áo túm tó, ghét đầy cổ đầy tai, tóc xù tổ quạ, nghếch nga nghếch ngác kéo đến.
Hảo bắt chúng xếp hàng bốn.
Lão quản lý đồn điền tóc cánh phượng chải briăng-tin bóng mượt, kính gọng vàng, béo múp míp, nhăn nhó theo cậu cử Huy ra hiên.
Lão kinh hoàng nghe lệnh cậu chủ ban ra rông rổng, nào là may cho mỗi đứa trẻ này một bộ quần áo (ôi lấy đâu ra, một núi vải); mở lớp dậy quốc ngữ cho chúng (trời, chúng có chịu đi học không?); lên tỉnh đón y tá về chủng đậu hàng loạt... (bọn này quật đầu gốc tre cũng chẳng chết đâu mà sợ).
Lão quản lý ù cả đầu. Cái cậu chủ ngông nghênh, học đòi văn hoá châu Âu rởm đời này, đang phá tan cơ nghiệp cụ Án để lại đây.
Lão càng lo lắng hơn khi thấy cậu Cử ngày càng “bầy trò”. Cái con mẹ Thản ngu dốt còn biết gì nữa, mà cậu gửi lên bệnh viện tỉnh học nghề, về làm bà “xa phăm” đỡ đẻ. Thật là hết khôn dồn dại, văn hay chữ tốt để đâu, mà lại đi nghĩ đến những chuyện “nhảm nhí” “bẩn thỉu” của đàn bà. Nhưng thôi chuyện ấy dù sao cũng chỉ buồn cười chứ không nguy hại chết người bằng chuyện cậu tập hợp tá điền lại để họ bầu một ông “đại diện”. Đại diện có nhiệm vụ thay mặt mọi người đề đạt yêu cầu này yêu cầu kia, với ông quản lý. Ví dụ năm nay khu này khu kia mất mùa phải giảm tô thế nào đó.
Quản lý, hoặc thậm chí cả cụ Án nữa phải thường xuyên gặp gỡ vị đại diện để tìm hiểu dân tình trong đồn điền mình.
Cũng trong hội nghị ấy, cậu Cử tuyên bố mức giảm tô gồng loạt 10%. Thật khủng khiếp. Bọn dân đen thì chúng chỉ muốn phá nát cái đồn điền này, mỗi đứa chiếm vài sào ruộng, hàng năm chẳng phải nộp tô cho ai. Chúng chẳng muốn có ông chủ nào trên đầu.
Nhưng ai, ai đã bỏ tiền của ra khai phá miền đất lau sậy hoang vu này. Ai đủ uy quyền, sức lực để làm cái việc ấy. Phi cụ Án ra thì ai làm được. Đất hoang bao đời, chỉ có cóc nhái, rắn rết làm chủ, trí lự cụ Án đã biến nó thành bờ xôi ruộng mật. Bọn dân nghèo thước đất cắm dùi không có, đói rét lang thang đầu đường xó chợ, sức rộng vai dài nhưng cháo không có mà húp trôi dạt đến đây như bèo tấm tụ lại, được làm tá điền, có ruộng cấy, có cơm ăn áo mặc, sướng quá, bằng ngủ mơ được vàng còn gì nữa.
Ở dưới quê xuôi thì suốt đời cày thuê cuốc mướn, chui rúc lều vịt, nghèo đến trai không lấy được vợ, gái không lấy được chồng; quản xã trương tuần bắt nạt, lệ làng nghiệt ngã. Đến đây vùng đất mới, rừng rú, không chùa chiền đình miếu, không khuôn phép lễ nghi, trai gái cứ đầu mày cuối mắt thích nhau là ghép thành đôi, về ở với nhau nên vợ nên chồng. Rừng lắm gỗ tre, vào mà chặt. Núi lắm đất lắm đồi, cứ chăng dây cắm cọc mà làm nhà. Ruộng thì đấy, đến xin với cụ Án muốn cấy mấy mẫu mấy sào thì cấy. Hỏi còn ai sướng hơn dân Trại Dẻ.
Công đức cụ Án như thế mà chúng đâu có ơn. Phải gánh thóc tô đến đổ khi là chúng tiếc đứt mắt ra, chúng hằn học, chỉ muốn ăn cả, chỉ muốn làm loạn.
Bây giờ lại được cái cậu “quý tử” trưởng nam cụ Án về đây nối giáo cho giặc. Giảm tô 10%, ối giời ôi, chết cụ Án rồi, chết cả ta nữa rồi... Tên quản lý gần phát điên. Đồn điền sắp tan rồi.
Lẽ đời, chúng nó có nghèo, có ngu thì mới “cai trị” được chúng. Dạy chữ cho con cái chúng để sau này bọn nhóc ấy lớn lên sẽ làm loạn à. Cái thằng có chữ trong đầu, cái thằng khôn, còn ai bảo được nó, lừa được nó. Nó sẽ chẳng an phận nai lưng ra kéo cày cho ai hưởng đâu.
Không. Không mở lớp mở liếc gì hết. Cứ để bọn trẻ con ấy ngu dốt, lêu lổng mò cua bắt ốc, bẫy cò bẫy rắn ngoài đồng.
Và cái con mẹ Thản nữa... Bây giờ gọi là bà xa phăm cơ đấy, đỡ đẻ lại mặc áo choàng trắng, rửa tay xà phòng, cắt rốn bằng dao kéo sáng choang, luộc tẩy trùng cẩn thận. Mẹ kiếp, cái bọn nông phu buộc lạt gấu váy, lội nước ngang lưng thì vi trùng nào làm gì được nó mà phải tẩy trùng tẩy chiếc vẽ sự. Mí lại nếu để chúng đẻ đứa nào nuôi được đứa nấy, thì để đâu cho hết người. Một mẹ, mười đứa con trai lộc ngộc lại có chữ khôn ngoan, ôi, thì chúng còn biết sợ ai nữa. Chúng sẽ làm loạn. Phải để chúng suốt đời bận rộn vì đẻ, ốm đau, hậu sản sài mòn vì đẻ. Sòn sòn ba năm đôi, nhưng lại cứ để chết như sung rụng. “Mười phần chết bẩy còn ba, đến khi vua ra chết hai còn một” cơ mà. Thế thì mới cai trị được chúng chứ...
Lão quản lý đêm nằm gối đầu lên tay vợ hai, chân gác lên đùi vợ ba mà lo. Cứ đà này, bọn tá điền sẽ cưỡi lên đầu lên cổ ta. Cậu Cử đang nống chúng nó lên. Cái dân bỏ quê quán tha phương cầu thực, trên răng dưới dái, vốn đã là liều rồi!
Cái cụ Án này về già cũng nhu nhược quá, lại đại lần nữa. Lại nhân đức dở hơi nữa. Khi tiết hão huyền, đạo lý gàn quải. Bao nhiêu năm chả ló mặt lên đây. Tất cả khoán trắng cho ta. Một tay ta đứng mũi chịu sào cai quản đồn điền, lo liệu làm ăn, gửi tiền về cho cái gia đình quen tiêu tiền như nước. Cái ông quan Nam triều đỗ đạt danh vọng lừng lẫy mà suốt đời dẫm chân tại chỗ, không được thăng chức.
May mà cụ Án vớ được ta. Không có ta thì cái nhà quan này đi ăn mày như chơi. Mẹ kiếp, sao cái thân ta khổ thế này, trớ trêu thế này, oái oăm thế này. Làm như trâu như chó đem tiền của về cho hộ mà họ đâu có ơn. Họ còn phá. Cụ Án thì thỉnh thoảng lại lên mặt dạy đời, ca bài ca nhân đức, đạo lý làm trọng. Đạo lý cái cứt, nhân đức con tườu. Đạo lý thì cụ có ăn cơm rau muống được không? Hay cụ cứ phải sâm nhung quế phụ. Cụ bắt tôi phải “thương người”, nhưng cụ cứ phải ăn gà dò gần hạt sen. Các con cụ cứ phải du học ở Pari...
Rút cục chỉ khổ cái thằng này. Vừa phải “thương người” như cụ dậy, vừa phải “thương cụ” tức là gửi tiền về cho cụ.
Bao oán hận ngút trời của đám tá điền trút lên đầu ta. Chỉ thiếu mức chúng muốn phanh thây xé xác ta ra thôi.
Bây giờ lại đến lượt cái cậu quý tử trưởng nam này về đây hành ta nữa. Trời ơi, cái kế hoạch “dẫn thuỷ nhập điền” viển vông của cậu đến bố tôi cũng không thực hiện được. Cậu vẽ ra giấy hàng trăm con mương cái cống chứ hàng ngàn cũng được. Vài nét bút là thành. Còn cầm cuốc xẻng ra đào mới khó chứ.
Sức đâu mà làm cái hệ thống “dẫn thuỷ nhập điền” như bản vẽ của cậu. Cậu bảo để tá điền họ làm vì đó là quyền lợi của họ. Hì hì... Bọn chúng ý à... Hôm nay hãy vào rừng kiếm được gánh củi nào, bắt được con thỏ con chồn nào, về ăn ngay tức khắc, lợi trước mắt cái đã. Còn đội nắng chày chày đào đắp hàng tháng giời, mà chẳng có cái gì đút vào cái túi thì hẵng khoan!
Nước cạn thì chúng tát, hạn quá thì bỏ khô, đói thì dắt nhau vào rừng đào củ mài về ăn chứ lại nghĩ được chuyện hợp sức làm “dẫn thuỷ nhập điền” như cậu nói thì có hoạ là “chó có váy lĩnh”.
Lão quản lý ngờ rằng cái thằng Hảo lỏi con, già trước tuổi, khôn ranh phát sợ, đã nói hết chuyện ở cái đồn điền này cho cậu Cử biết. Dân tình oan thán lão ra sao, lão “tham lam độc ác” thế nào... Chính nó dắt cậu Cử đến nhà các tá điền chuyện trò theo tinh thần “bình đẳng, tương thân tương ái”.
Cái thằng Hảo đã được cậu Cử dậy cho biết chữ, biết phép cộng trừ nhân chia, rồi lại cho đọc sách báo định đào tạo nó thành ông quản lý tương lai thay ta chắc.
Thời thế đáng lo quá. Trong rừng cách đây chẳng bao xa, có căn cứ của những người muốn làm cách mạng, đảo lộn hết cả cái đời này. Chúng xúi dục là điền dây dưa tô tức, gây chuyện rắc rối.
Mà hình như chính thằng Hảo lỏi con ấy là liên lạc cho chúng, mang tin để chúng quần tam tụ ngũ, hoặc lảng trốn khi có động... Thằng Hảo... Thật không phải chuyện đùa. Phải canh chừng, cảnh giác nó...


*
* *
Bầu trời cao nguyên xanh ngắt và... hoang dại. Bầu trời trên đầu thì đâu chả là mây và nền xanh vô tận, nhưng sao ở đây cứ thấy có gì hoang dại.

Sau cơn mưa, những tàng cao su ướt đẫm. Cỏ tranh xanh mướt hai bên đường đất đỏ. Những cô gái Ê đê, ngoại ô Ban Mê, Sài Gòn, váy đen truyền thống, đeo gùi vào thị xã. Những thằng bé tóc xoăn, mắt to thô lố, đội mũ lính nguỵ, tay xách lồng chim tung tăng. Rồi đến những cặp vợ chồng, chồng đeo ná ngậm ống vố nhả khói mù mịt, vợ địu con đeo gùi, con chó săn chạy lăng xăng dẫn đường.vvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvv

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét