Tháng giêng rộng dài câu Quan Họ

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

VỊ QUÊ
Truyện ngắn
Nguyễn Phan Hách

Chiếc Bôing 747 đậu xuống sân bay Nội Bài. Ông Đỗ Hà bước ra cửa. Trời xanh biếc, nắng rực vàng. Đây là lần đầu tiên ông biết sắc hương trời đất Việt Nam.
Chân ông bước nhanh, hơi đất như một mạch nguồn truyền vào cơ thể. Chiếc tắc xi đưa ông về thẳng miền lấn biển. Cảnh hai bên đường thanh bình. Chân trời xa tít. Cánh đồng bát ngát. Đẹp thật - ông Hà công nhận. Cảnh quan êm ả quá. Đó đây bao nơi bão lụt, sóng thần, núi lửa, động đất, sa mạc… Còn ở đây mưa vàng mưa bạc, lúa chín bạt ngàn,cỏ non xanh biếc .
Ông Đỗ Hà mở cửa cho gió đồng vò mái tóc bạc. Gió thấm vào da mặt. Nắng xoa mơn man. Da mặt từ lúc lọt lòng quen với nắng gió ôn đới, giờ đỏ au lên. Từ tuổi thơ đã nghe bố tả về phong cảnh quê hương, bây giờ ông mới trải nghiệm.
Xe xuyên chân trời cánh đồng. Đã nghe thấy vị mằn mặn của gió biển. Đã cảm thấy cái gì lồng lộng của xa khơi…
*        *
      *
Năm 1913
Trong ngôi nhà tranh vách đất làng Điền Văn, ông Cả lần đầu tiên lên tỉnh  mua về  một lọ thuốc “Đa di năng”, cả xóm đến xem. Thuốc viên màu trắng hình tròn, đựng trong lọ nhôm, ốm bệnh gì uống một viên là khỏi.
Tây nó có nhiều cái tài thật.
Tây về làng nói: Có ai muốn sang Pháp ở không? Cả làng náo nức. Kết cục là thằng Sơn con ông Cả, khỏe mạnh, đã được tuyển.
Sang Pháp ở? Ối giời ơi, truyện thực hay mơ. Đang ở làng ,nhà tranh vách đất, ngày ngày cắm mặt trên đồng… mà giờ được đi ra khỏi cái lũy tre xanh này, sang hẳn nước Pháp thiên đường… Thằng Sơn vênh mặt. Lý trưởng đến nhà không dám hoạch họe như trước nữa. Mọi người bàn tán:
- Sang Pháp ở, không phải là nó rước mình sang “ăn chơi”, mà là làm “lính thợ”, các quan gọi tắt tên tiếng Tây là lính ONS.
- Làm thợ giống như mình làm thợ mộc, thợ nề, thợ rèn ấy.
- Cũng còn hơn làm thợ ở ta. Sang rồi ở lại đấy, lấy vợ Đầm, đẻ con Tây…
- Nhưng thế cũng có nghĩa là bố mẹ mất con. Ông bà Cả có mỗi mình nó, giờ nó đi “lính thợ” sang Pháp, ông bà Cả ở nhà, già ai nuôi, chết ai chôn.
Bà Cả sau cơn sung sướng, giờ giật mình lo lắng. Ông Cả gạt đi:
- Ối dào, con nó được sướng là mình thích rồi. Ở nhà cổ cày vai bừa, chứ làm được trò gì. Thằng Sơn đi, rồi gửi “măng đa” về cho bố mẹ. Thế là hơn nhất.
Hôm thằng Sơn lên tỉnh tập trung, ông bà Cả đưa nó ra bến xe ngựa phố huyện. Bà Cả khóc, còn ông Cả cứ cười khơ khớ. Làm trai phải thế chứ, ở nhà xó bếp xó gio còn ra cái gì.
Đó là lần cuối cùng ông bà Cả ở bên con trai. Từ đấy đến lúc ông bà quy tiên, không một dòng tin gì gửi về,không một đồng “măng đa” nào nhận được. Nước Pháp thua trận nước Đức, đại loạn chiến tranh thế giới Thứ Hai, rồi Việt Nam cũng chiến tranh 30 năm, hai phe ngăn cách, còn gì là đời...
 Cả làng chả ai còn nhớ có một thằng con trai tên là Sơn nữa.
Ấy vậy mà hôm nay cả làng Điền Văn lại rộ lên tin: con giai ông Sơn ở Pháp tìm về. Bố tên Sơn, con tên Hà. Bố đi lúc còn trẻ, mà con về, con cũng đã bạc đầu…
… Ông Hà ở nhà một đứa em họ. Cỗ bàn, quà cáp khắp lượt trong xóm, ngoài làng. Trong túi ông có một tập ảnh cảnh làng quê Việt Nam ngày xưa mà ông sưu tầm. Đem ra so sánh với bây giờ thì thấy khác nhiều quá. Làng quê giờ có đường trục chính, nhưng bé tí. Hai bên là những ngôi nhà ng nhếch nhác, bán hàng. Một nửa làng đã có nhà gác hai, ba tầng, nửa còn lại là nhà ngói năm gian cổ, vườn cây ao cá. ..
-Không thể nói là làng mình không giầu lên, nhưng xây dựng nhôm nhoan, không quy hoạch,thành thử cảnh quan làng quê Việt Nam chưa đẹp. Ông Hà nhận xét - Thời xưa, như trong ảnh cổ, những đường lát gạch quanh co dưới bóng tre, những khu vườn rộng mênh mông rợp bóng cổ thụ, những mái nhà ngói vẩy cá rêu mốc, những ao bèo, ao sen ,trông thơ mộng lắm.
Ông Hà kinh ngạc thấy một nửa số hộ trong làng bây giờ không có ruộng cấy. Ruộng đâu cả rồi? Khu Công nghiệp Điền Văn đã mua một nửa cánh đồng ở đây, làm nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng: gạch men, kính, nhựa, và các cơ sở gia công cơ khí, nhôm, đồng, sắt. Mỗi nhà được khu công nghiệp đền bù cho  vài trăm triệu.
Thế là ai cũng xây một cái nhà gác. Các ông chủ mất ruộng cấy cày, giờ “ngự” trong các “ngôi nhà Tây” và hàng ngày “thất nghiệp dở”. Người chăm thì ra chợ, làm dịch vụ, làm thuê làm mướn, người lười thì vắt mũi đút xuống miệng, chằng bửa, lừa đảo, kiếm lấy miếng cơm.
Không ai phải đứt bữa, ăn cháo. Ở nhà Tây hai tầng tiện nghi toa lét ,ti vi tủ lạnh,  mà lại ăn cháo thì còn ra cái gì. Những cũng chỉ là ăn hôm nay,  không biết ngày mai . Tư duy, nếp nghĩ, thì đã là của ông chủ “ở nhà Tây”, nhưng thực tế đời sống là thằng thất nghiệp. Mâu thuẫn dần tạo nên tính cách. Thành gàn, lưu manh lúc nào không biết.
- Các chú nói cụ thể cho tôi biết, mất ruộng, thì công việc hàng ngày của các chú là làm gì ra tiền, gạo… - Ông Hà gặng các em.
- Chẳng làm gì cả. Ăn chơi, chiều chiều đi đánh Cầu lông.
- Ồ lạ nhỉ - Ông Hà không thể hiểu nổi. Sao trên đời lại có nơi sung thế này. Không làm vẫn có ăn.
- Ăn có đáng là bao, thóc gạo rẻ như cho. Việt Nam giờ đứng nhất nhì thế giới xuất khẩu gạo. Ngày hai bữa cơm tẻ, tự nhiên khắc có.
- Ồ sao lại sướng thế.
- Thế thịt, rau xanh , lấy ở đâu.
- Thịt, cá, rau cũng rẻ. Đấy bác xem,  có nhà nào nuôi gà, nuôi lợn, nuôi trâu bò gì đâu. Vì nuôi toàn lỗ vốn…
- Thế mà vẫn có thịt ăn?
- Nói thật với Bác Việt kiều, cái ăn thì không ai đói. Đứt bữa, vào “diện nghèo”, được nhà nước trợ cấp. Nhưng chúng em cũng chưa đến mức đó. Chỉ không có tiền tiêu thôi. Chẳng có đồng nào. Bán được ít ruộng cho khu công nghiệp ,thì xây nhà hết rồi. Giờ loanh quanh trông vào thằng con đi làm cán bộ công nhân ngoài thành phố, nó cho vài đồng tiêu vặt, hoặc m cái quán nước, hoặc thỉnh thoảng đi chợ xa chợ gần, mua cái này, bán cái kia. Nhu cầu hàng ngày giờ rất ít.
- Thế thì nghèo lắm - Ông Hà kêu lên.
- Không nghèo thì giàu với ai
- Khách xa đến, thấy các chú “ngự” trong những cái nhà như thế này, thì ai dám bảo các chú nghèo.
- Thế chúng em mới chết. Biết cả, mà không có cách nào thoát. Không có việc cho chúng em làm. Việc “vớ vẩn” chúng em không làm. Ở nhà Tây mà phải đi kéo xe bò, bốc vác thuê à. Không. Việc gì “sang trọng” chúng em mới làm. Còn không, nhịn đói còn hơn. Trước kia, khi chưa có khu công nghiệp về, nhà nào nhà nấy chúng em có một hai mẫu ruộng. Có việc quanh năm, thóc đầy bồ, lợn đầy chuồng, chúng em vất vả một tý, nhưng thanh thản vì có tư liệu sản xuất. Ruộng đất của mình đấy. Hết thóc vụ này, vụ sau  cấy gặt lại có. Nói chứ chúng em cũng biết cả đấy, chứ không phải “đầu đất”. Nhưng rồi, mọi thứ nó cứ tự nhiên đảo lộn tất cả. Tiền n vào tay mình, một đống, ti gì mình không làm nhà. Hết ruộng, lắm đêm nằm nghĩ cũng lo, tương lai chả có gì chắc chắn. Thóc gạo nó mà tăng lên gấp năm mười lần thế này thì chết đói thật, chứ không ngồi đấy mà nói phét được. Ruộng đất  ở đâu cũng bị thu hẹp, nhường cho các khu công nghiệp …
- Ở Pháp xưa, có thời khủng hoảng nông nghiệp, giao thông ách tắc vì chiến tranh, giá một kg gạo cao bằng giá một bao xi măng 50kg. Ông Hà nói - Tôi đã qua thời kỳ đó, tôi sợ lắm, cho nên dù bây giờ công nghiệp phát triển, của cải thừa mứa, nhưng nỗi ám ảnh ấy cứ còn mãi trong tôi. Tôi vẫn cho hạt gạo là thứ quý nhất trong đời. Nghĩ cho cùng, máy móc tiện nghi đầy nhà, nhưng có đem cái ti vi cho vào nồi luộc ăn được đâu. Ngh xem ti vi chửa chết, nhưng không có gạo cho vào nồi một tuần là chết.
- Đến ông Việt Kiều ở Pháp về , còn lo xa thế, vậy mà ở đây chúng tôi chả sợ gì.
- Các Cụ nhà mình xưa gọi hạt cơm là “Ngọc Thực”. Các cụ dậy cho trẻ con từ bé. Để phí ngọc thực là có tội với giời. Không được để cơm rơi vãi. Thấy hạt cơm rơi là phải nhặt lên đút vào miệng.
- Đấy, thế cơ mà. Vậy mà chúng ta giờ coi cơm gạo, ruộng đất chẳng ra cái gì….
- Thực ra, “cái công nghiệp” ở làng ta là “công nghiệp thấp”, không phải kỹ nghệ cao - ông Hà nói - Nó chiếm mất nhiều đất quá. Đất đây là đất “bờ xôi ruộng mật”, chỉ được phép để cấy lúa. Công nghiệp thấp nên đi về các vùng trung du đất đồi mênh mông… Hoặc vẫn cứ ở đây, nhưng có mức độ, tỷ lệ nhất định ,và các gia đình nông dân vẫn phải có vài sào ruộng làm vốn “cơ bản” làm tư liệu sản xuất. Chứ tôi thấy nhiều chú đây có nhà chẳng còn sào nào. Trong khi đó thì lại chẳng “chuyển dịch” được sang nghề gì…
                        *

… Ngày ấy, chàng trai Sơn hí hửng bước xuống tàu từ cảng Hải Phòng. Tiên sư bọn Tây, tưởng nó “mời” mình đi, thì phải tàu bè tử tế, chứ nó xếp người ta như “xếp cá mòi” đem muối. Đại dương nổi sóng, tung tầu lên cao, lại ném xuống. Đám lính thợ như bầy rươi cun tròn, say song, rớt rãi đầy người.
Hai tháng trời, sóng biển vò nhàu con người. Lúc lên cảng Mác xây, trông đoàn lính thợ tưởng đoàn ma từ âm phủ hiện lên. Lên đến bờ rồi, ôi đất Pháp tươi đẹp, trời  xanh nắng vàng, nhà cửa nguy nga, xe giăng mắc ci, đầm trắng nõn đẹp như tiên đi lại đầy đường… Chưa kịp nhìn, đoàn lính thợ An Nam đã bị lùa vào dẫy nhà chăng dây thép gai.
Hỏi ra thì đây là dẫy nhà tù mới xây, chưa có “khách”, được trưng dụng cho lính thợ ở tạm. Mả bố chúng nó, bắt người ta ở nhà tù thì còn ra cái gì nữa.
Đêm đầu tiên trong “nhà tù”, Sơn bỗng nhớ bố mẹ, nhớ làng quê. Sơn nhớ cánh đồng làng, thoang thoảng mùi gió biển phía xa. Mấy đời ông bà bố mẹ Sơn, và cho đến đi Sơn, đã trần lực quai đê lấn biển, thau chua rửa mặn, làm nên cánh đồng màu mỡ phì nhiêu, lúa chín rực vàng. Cả dải đất mênh mông này, có bao nhiêu cánh đồng quai đê lấn biển như thế. Sóng mặn bị chặn lại ngoài kia, còn đây là những dòng mương nước ngọt trong veo róc rách chẩy nuôi cây lúa. Cả vùng quai đê lấn biển mấy tỉnh hôm nay đi lính thợ sang Pháp có tới 500 người trong tổng số 20.000 lính thợ Đông Dương. Sao chúng tuyển nhiều thế. Sang đến đây mới biết nguyên do. Tỉnh Arles nước Pháp có vùng ven biển Camargue hoang vu. Pháp đang cần các “chuyên gia” lấn biển của Việt Nam
Sơn và đoàn “chuyên gia” về Camargue. Miền đất hoang vu, gió biển gào thét, sóng vỗ bờ trải dài trước mắt. Đoàn người “hạ trại”, y như một trăm năm xưa, ông cha họ từ khắp nơi đổ về ven biển Thái Bình. Một trăm năm họ mới làm nên được những cánh đồng, rễ lúa thoảng tê vị mặn.
Bây giờ con cháu những người nông dân ấy, lấy kinh nghiệm của ông cha để kiến thiết cho châu Âu, những cánh đồng như thế.
Tưởng sang Pháp, làm nọ làm kia, đi trên đường nhựa Pari, ai ngờ lại bán lưng cho giời, bán mặt cho đất, làm ruộng.
Nhưng đã trót sang đây rồi, còn chạy đi đâu được nữa.
Mười hai năm, 500 người An Nam lấn biển, đã biến vùng Camargue tỉnh Arles thành bờ xôi ruộng mật. Những cây lúa nước biếc xanh, đã trổ bông vàng. Những người nông dân An Nam chưa kịp ngắm đồng lúa do tay mình tạo nên, thì một ngày kia ,những người nông dân Pháp từ đâu tràn đến Camargue. Rồi lính Pháp dồn những người An Nam lên xe Cam Nhông, chạy thẳng ra cảng Mác xây, xuống tầu. Không đủ 500 người, vì một số đã chết, và một số nhanh chân trốn ở lại. Họ ra đi, để lại cánh đồng tươi tốt cho nước Pháp.
Những người lính thợ ONS ngày ất trở lại An Nam, lại trở về các làng quê, và được gọi là các ông “Bếp”, ra đình được ngồi chiếu trên, ăn tai lợn, đầu gà, được uống rượu lè nhè, quát mắng cả lý trưởng, và thỉnh thoảng xổ ra một tràng tiếng Tây bồi...
Chàng trai Sơn, cao lớn, khôn ngoan, trốn ở lại ,tấp vào được với một cô gái Việt kiều lưu lạc sang Pháp từ trước. Hai vợ chồng làm lụng chăm chỉ gây dựng được một trang trại chuyên sản xuất lúa nước. Máy cày, máy cấy, nhà kho, nhà sấy  đủ cả. Cảnh nhà có thể nói là thịnh vượng phong lưu. Nhưng ông Đỗ Sơn vẫn tằn tiện y hệt dân quê Việt Nam. Ông dậy con coi hạt gạo như ngọc thực, chớ bao giờ được phí phạm. Vì ngấm cảnh một cân gạo giá bằng 50 cân xi măng thời nào. Dù ai đi đâu, làm gì, mặc kệ, ông chỉ trung thành với trang trại lúa nước của mình. Ông đã truyền được cho con giai Đỗ Hà tình yêu hạt gạo. Hạt gạo là thứ quý nhất trên đời này. Vì nó nuôi sống con người…
*

Ông Đỗ Hà sắp trở lại Pháp. Mấy ngày cuối cùng, đem máy quay phim, ghi âm, thuê xe đi khắp các nơi có “lão nông tri điền” giỏi nghề làm ruộng lấn biển, để hỏi chuyện. Mọi người cười, tưởng ông ở bên Pháp là gắn liền tới máy móc, điện tử, tin học, hàng không…, ai ngờ lại vẫn là anh nông dân chính hiệu.
Ông Hà nói:
- Bên đó, chúng tôi nhiều máy móc nông nghiệp, có kỹ thuật làm ruộng lấn biển của chúng tôi. Nhưng không thể xem thường kinh nghiệm bao đời của dân mình ở đây. Phải có một cái gì đó kỳ diệu lắm mới biến được cả vùng cát lợ xâm xấp nước mặn, thành được những cánh đồng lúa vàng có giống gạo ngon đặc biệt thế này. Cuộc lấn biển ở đây giờ vẫn đang tiếp tục, không dừng lại. Bên chúng tôi cũng thế. Kinh nghiệm của bên này sẽ bổ sung hoàn thiện cho những cái mà chúng tôi còn khiếm khuyết. Không ai khôn hết được trên đời. Những kinh nghiệm từ thực tiễn là vàng dòng, quý lắm.
Có thể kỹ thuật lúa nước lấn biển ở bên chúng tôi, có những “thiếu xót chết người” mà chúng tôi không biết… Và làm thế nào để có lúa gạo ngon hơn thì lại càng là vấn đề phấn đấu không bao giờ ngừng.
Mấy người bà con đùa:
- Hóa ra hơn ba phần tư thế kỷ trước, nông dân quê mình đã sang làm “chuyên gia nông nghiệp” cho châu Âu. “Chủ trang trại nông nghiệp châu Âu” bây giờ lại tiếp tục về quê mình, học tập kinh nghiệm. Thế mà mình ở đây chẳng coi nghề làm ruộng ra cái quái gì. Bán hết đất cho nó làm nhà máy, rồi rong chơi, chạy chợ, chiều chiều đi đánh cầu lông…
- Nghề nông quý lắm, các ông bà ạ. Giời đất gì mà không có hạt gạo vào bụng thì cũng vứt. Tôi về quê, được ăn hạt cơm gạo mới, trồng trên phù sa màu mỡ Việt Nam, thấy nó ngon hơn mọi cao lương mỹ vị trên đời. Bên Camergue, gạo của chúng tôi thua xa, làm sao ngon được thế này. Ăn miếng thịt gà mái ri mổ giun dế hạt cỏ ngoài vườn, thì thấy chả có khách sạn nào bên châu Âu có được. Lưỡi tôi chính vì đã nếm đủ vị ngon ngọt bốn phương ,nên về đây càng định giá được đẳng cấp sản vật quê mình. Cây mọc trên đất có vi lượng đặc biệt của miền quê này, với nắng với gió nhiệt đới, mưa rào ngọt lịm trên môi, mới tạo được hương vị này. Nơi khác không có các ông, các bà ạ. Cũng như thuốc lá của các hãng Ba số, Manbrô đấy, cứ phải trồng ở những miền đất đặc biệt có đất đai khí hậu thế nào đó, mới cho thuốc ngon. Đâu phải chỗ nào cũng trồng được thuốc lá ngon. Đâu phải thóc gạo nơi nào cũng như nơi nào.
Công nghiệp thì ở đâu cũng có thể xây nhà máy được. Còn lúa gạo ngon đặc biệt thì không…
Hôm ông Hà lên máy bay về Pháp, hành lý mang theo có mấy vali nhỏ. Một vali chứa các mẫu đất vùng quê Điền Văn để về Pháp phân tích xem có những vi lượng gì. Một vali chứa vài chục cân gạo quê Việt Nam về làm quà cho hàng xóm Pháp ở Camargue…
25/7/2014




văn

PHỐ NHỎ
            Tản văn
của Nguyễn Phan Hách

          Phố cổ, những lớp rêu mấy thế kỷ trên mái ngói lợp dĩ vãng. Nắng vàng hiện tại, tương lai nhuộm màu cho những bức tường quá khứ.
Phố vắng, hè rộng, cổ thụ râm mát. Những ngôi nhà mặt tiền đắp nổi hoa văn bằng giấy bản trộn vôi, bên trong có vườn cây cảnh, có giếng khơi, mạch nước quý uống trà thơm mát.
Nhịp thời gian bốn mùa đi qua phố nhỏ, đi qua trên vai tôi, thằng bé lang thang bắt ve bên gốc cổ thụ.
Tháng ba, nắng mới reo lên. Nắng lặn vào thịt da các cô gái sáng hồng, các cô để chân tay trần dạo chơi hè phố nhỏ.
Chị hàng hoa bán nhng bông loa kèn trắng muốt cho các cô, cánh hoa gợi tiếng kèn cuộc sống náo nức âm vang…
Tháng năm nắng hè, hàng Phượng bật lửa đỏ lập lòe. Những cô nữ sinh áo trắng, tóc thề, xe đạp giỏ đựng đầy hoa Phượng, vẫy tay từ giã tuổi thơ.
Những câyBằng lăng rực màu hoa tím, màu thương nhớ của những mối tình đầu mơ hồ thoáng hiện rồi đi. Tình yêu đầu là trò chơi khờ dại cuối cùng của tuổi học trò.
Tháng sáu phố nhỏ ngập tràn những gánh hàng rong hoa quả, mận Bắc hà, Vải thiều Hải Dương, Lục Ngạn... Đào Sapa hồng như má con gái đến thì.
Không gian phố nhỏ nức thơm ngạt ngào mùi quả chín. Tiếng ve đêm lanh lảnh, những con ve vàng kêu đến rạc người dưới ánh trăng xanh.
Tôi đi lang thang trong đêm hè huyền thoại. Mùi hoa Nhài các vườn nhà phả ra trong sương. Bà tôi cứ dịp này là bày bán những giỏ hoa nhài ngoài cửa. Một hào một giỏ… Thời gian ngưng lại. Bà chỉ biết đơn vị giá cả từ hồi bà là cô gái mặc áo đồng lầm về đây làm dâu.
Tháng sáu, những cô hàng hoa, lấy quang gánh đựng hoa Loa kèn xưa, chuyển sang gánh Sen Hồ Tây rực rỡ. Sen mới nở, đọng sương mai, ngát thơm như người thiếu nữ ngát thơm từ chiếc lông tơ...
Mây trắng trên đầu phố nhỏ trôi dàn dạt, tựa trò chơi đuổi bắt của thời gian. Những cô hàng hoa quả gánh Na, Hồng từ xứ Lạng về.Na sườn núi mở mắt ngơ ngác nhìn phồn hoa phố hội. Hồng như những cục than đỏ, xếp trong thúng mẹt đợi gió heo may.
Nắng thu tựa mạng nhn chăng trên má các cô gái. Các cô rủ nhau dung dăng dung dẻ đêm thu dạo chơi tìm hương Hoa Sữa… Tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu/Mùi hoa sữa trong áo em và mái tóc… Các cô đọc câu thơ của một thằng con trai phố này đã viết.
Tình đầu thường gắn với ly biệt. Như Hoa Cúc với Hoa Sen. Khi Cúc đến thì Sen phải đi.
Quang gánh đọng mùi Sen, giờ chất đầy hoa Cúc. Phố Hoa Sen đã chuyển thành phố Hoa Cúc. Nắng thu vàng bao nhiêu thì Cúc vàng bấy nhiêu.
Những cô hàng hoa tong tả gánh mùa Hoa Cúc trên vai. Khi có gánh Cúc Họa mi mỏng manh trắng nhạt xuất hiện giữa phố thì cũng là lúc mùa đông đã về đến đầu phố. Cây Sếu trút lá vàng rào rào. Những chiếc lá tròn xoe như đồng tiền vàng, gót giày giẵm tiền vàng bật tóe dưới chân.
Cây Sếu hết lá, chỉ còn cành trơ trụi trong gió lạnh, như người  không còn áo mặc. Phải đến sang giêng nó mới có áo mới, biếc non.
Nắng tháng chạp như mật ong. Thời gian ngân lại. Khi nó nhích đi được một chút thì suối lũ Hoa Đào ngày tết ùa về phố nhỏ. Hè đường, lòng đường, một dòng sông hoa. Tưởng như cái phố này, người ta không ăn bằng cơm gạo mà ăn bằng hoa. Đào phai Tây Bắc cành mốc meo trơ trụi mà hứa hẹn sắc hương núi rừng hoang dại cho các phòng khách đô hội. Đào Nhật Tân hoa đỏ rực, dày xít ,như sự viên mãn tột cùng của cái đẹp. Những gốc đào thế cổ thụ xù xì nẩy chồi hoa non tơ bao hàm triết lý cuộc đời.
Những em gái sinh viên đến vườn đào, mua một cành ,rồi đi bộ đến phố nhỏ đứng bán, lấy tiền lãi đóng học phí học kỳ…
Giao thừa, những cành hoa ế vứt bên đường. Cành hoa cũng có số phận, có cành cao giá, có cành lỡ cuộc, hẩm hiu…
Tháng hai mưa bụi phấn ướt nhòa phố nhỏ. Những cây Sưa đợi cho thác lũ phù hoa sặc sỡ đi qua, giờ mới nở bừng sắc màu trinh trắng của mình. Cả cây Sưa như cơn mưa tuyết. Cây Sưa tưng trưng cho sự trắng trong ở đời. Có đấy, quý lắm, nhưng ít và ngắn ngủi. Cây Sưa chỉ trổ hoa trong một, hai tuần...

Phố nhỏ, nhịp thời gian, bốn mùa lá hoa đến rồi đi, chỉ có hàng Sấu già từ thế kỷ trước ,cao ngất ,cũ kỹ, bị lãng quên , là quanh năm che chở nắng mưa, gió bão phũ phàng cho phố nhỏ.
Sấu tốt quanh năm, lá trên cao xào xạc, tháng ba hoa trắng li ti trải thảm hè đường. Người vô tình đi trên hoa, rồi còn vô tình hơn, gót giày giẫm nát những trái sấu chín rụng thơm nức.
Những bước chân cứ đi, đi, vội vã, đi đâu chả biết, nhưng nếu có một lần giữa trưa hè cháy nắng, sững lại, tự hỏi: nếu không có hàng Sấu  râm mát này thì phố nhỏ sẽ sống ra sao?
26-6-2014



PHIÊN TÒA  X T TRIT HC
                                                       Tùy bút thơ
Trong phòng x án
Nhng quan tòa
                            Đi tóc gi
Nói nhng li gi ngôn
Kết ti  Xô crát
                         Nhà triết hc thành Aten
Vì đã làm lung lay nim tin
Vào thế gii thn thánh
Làm sói mòn sc mnh
Trt t Aten hin hành
Dám dy hc trò
  Hãy tư duy bng b óc ca mình
Tranh lun đ tìm ra chân lý     
Đi thoi và suy nghĩ
Chân lý nguyên sơ
Không phi bao gi
Cũng ph thuc vào k mnh
Năm trăm người Hi đng thm phán
280 phiếu kết ti
220 phiếu không
S chênh lch –ti ác ca “s đông “...
Xô crát có mt con đường thoát
Là t b triết hc
Cun xéo khi thành Aten
Nhưng chàng đã nói ngang nhiên :
“S tht còn quan trng hơn c s sng “
Phán quyết cui cùng
Triết hc phi ung mt cc đc dược
*
D phiên tòa , ngi chết lng trong phòng
Có người  hc trò tr tui Platon
Đã tám năm hc thày Xô crát
Hc trò gt nước mt
Nhìn thày
Chén đc dược trên tay
Ung c
Cai ngc
Dt triết hc đi mt vòng
Véo th vào đùi ông
Xem đùi có tê di
Triết hc chết hay chưa  ...
*
Platon thành kính tôn th
Nn triết hc Xô crát
(my ngàn năm sau phương Tây hin đai
Vn ly phương pháp tư duy đ tìm chân lý ca ông
Làm hòn đá tng Nguyên tc giáo dc)...

Ni tiếp chí thày
Không th đ triết hc
                                      Đu hàng ngã gc
Trước bo lc cường quyn
Platon li m trường mở lớp
Trong khu vườn A ka đê mi
Khám phá thế gii  diệu kỳ
Bn cht , quy lut cuc sng
Hc trò ca Platon
Có A rít tt
Hc thày hai mươi năm
Triết hc phát trin không cùng
Gia thích thế gian nhân loi
Đnh cao mi thi đi
Xô crát, platon,Arí t tt
Ba tr ct ca nn văn minh thu xưa
Tên khu vườn A ka đê mi
Danh t đã thành tính t
Vin Hàn lâm trên toàn thế gii

*
Nhưng than ôi triết hc
Phng có ích li gì
Bi người hc trò thế h th tư
Là Alếch xăng đơ rơ –Thái t
Arít tt đã dy
T khi Thái t tui mi mười ba
Bao nhiêu là triết hc cao xa
Arít tt truyn cho cu bé
Nhưng khi lên ngôi Thiên t
Alếch xăng chinh pht khp nơi
Trong mười hai năm tri
Chiếm hơn na thế gii
Triết hc rơi vương vãi
Sau vó nga trường chinh xâm lăng
   3-8-2014
NGUYN PHAN HÁCH