“Hoa sữa” - Một hoài niệm về tình yêu
Mùa thu lại về… Thu đến, mang theo bao trạng thái chuyển giao của đất trời: chút chớm lạnh khẽ khàng của thời tiết; cái sắc vàng của lá trong gió heo may; và thấp thoáng đâu đây, mùi hoa sữa ngọt ngào, ngây ngất… Tất cả như khắc, như in, như tạc vào lòng người với những xúc cảm buồn man mác; vừa trầm lắng, vừa dịu nhẹ; có khi chất chứa bên trong một hoài nệm về tình yêu đã đi qua, không bao giờ trở lại. Đó phải chăng cũng là tấc lòng, là nghĩ suy của tác giả bài thơ “Hoa sữa” - Nguyễn Phan Hách?
Người ta thường nói rằng: Mùa xuân là mùa của tình yêu, của tuổi trẻ. Trong cái khoảnh khắc tuyệt vời ấy, “hoa thì tác hợp với đất trời”; còn “tình yêu lại tác hợp đôi lứa”. Nhưng hình như, mùa thu cũng là mùa của tình yêu thì phải? Có ai quên được cái thời khắc huyền diệu của hai tâm hồn hoà hợp làm một trong buổi chiều thu đầy mộng mơ trên trang “thơ duyên” của Xuân Diệu? Cũng chẳng bạn đọc nào vô tình mà lại không nhớ đến hình ảnh cô gái với đôi mắt trong veo, ngơ ngác tròn của “cái tuổi biết yêu thu đầy mộng tưởng” trên nét bút của Lâm Huy Nhuận? Và gần chúng ta hơn nữa, là một tình yêu nhiều trải nghiệm, lắng đọng, kết tinh: “Chỉ còn anh và em/ Cùng tình yêu ở lại” trong “Thơ tình cuối mùa thu” của Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh…
Thu đến rồi đi, ba tháng vội vàng nhưng đã kịp gieo mầm luyến ái và lưu lại với thời gian trong những trang thơ hay. “Hoa sữa” của Nguyễn Phan Hách có lẽ cũng nằm trong mạch nguồn ấy. Bài thơ mở đầu bằng một hoài niệm:
“Tuổi mười lăm, em lớn từng ngày
Một sớm mai, em bỗng thành thiếu nữ
Hôm ấy mùa thu, anh vẫn nhớ
Hoa sữa thơm ngây ngất bên hồ”.
Bốn câu thơ gợi nhớ về một quá khứ xa xăm. Quá khứ ấy, gợi lại hình ảnh người con gái tuổi mười lăm: “Tuổi mười lăm, em lớn từng ngày”. Câu thơ chỉ như một thông báo, một sự kiện - nhưng là giây phút đầy ý nghĩa. Bởi lẽ, em đã trở thành “thiếu nữ”. Có gì lạ chăng? Hãy thêm lần nữa cầm trên tay bài thơ “Chùa Hương” (Nguyễn Nhược Pháp), chúng ta sẽ thấu hiểu nhiều điều, hiểu được tại sao Nguyễn Phan Hách lại bị ám ảnh bởi cô gái tuổi mười lăm.
Cô gái trong bài thơ “Chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp cũng là cô gái tuổi mười lăm. Cái đỏm dáng, làm duyên “Khăn nhỏ đuôi gà cao/ Em đeo dải yếm đào/ Quần lĩnh, áo the mới/ Tay cầm nón quai thao” đã nói lên tất cả. Tuổi mười lăm, giống như một gạch nối, đánh dấu sự “chuyển giao” những suy nghĩ, những sắc thái tình cảm từ “bỡ ngỡ”, “trẻ con” sang “làm người lớn”, biết thẹn thùng, trước những lời trêu ghẹo của con trai. Và nơi sâu thẳm con tim, họ đã biết rung lên những nhịp đập của xúc cảm đầu đời.
Phải vậy chăng, mà nhà thơ của chúng ta nhớ như in cái khoảnh khắc đó:
“Hôm ấy mùa thu, anh vẫn nhớ
Hoa sữa thơm ngây ngất bên hồ”.
Thời gian xác định: Một buổi sáng mùa thu; và không gian cũng tương đối rõ ràng: đó là một không gian ngập tràn hương hoa sữa. Hoa sữa, một đặc trưng của mùa thu; nhưng cũng là nơi in dấu của một mối tình đầu:
“Tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu
Mùi hoa sữa trong áo em và mái tóc
Tình yêu đầu tưởng không gì chia cắt
Vậy mà tan trong sương gió mong manh”.
Nếu được thay mặt nhà thơ để đặt tiêu đề cho từng khổ, người viết sẽ đặt tiêu đề cho khổ thơ thứ nhất là: “Nơi tình yêu bắt đầu”. Còn khổ thơ thứ hai sẽ là: “Nơi tình yêu đi qua”. Bởi lẽ đã đi qua rồi, nên tác giả mới cảm nhận được nó mang đậm “hương sắc mùa thu”. Nguyễn Phan Hách dường như không muốn kể nhiều về mối tình đầu tiên ấy, ông muốn người đọc cảm nhận lấy từ câu thơ của mình. Vẫn là hình ảnh người con gái, thời gian vẫn là mùa thu, không gian vẫn ngập tràn hoa sữa trong “tóc và áo em”… Chỉ nhẹ nhàng, dung dị thế thôi. Nó cũng giống như kỷ niệm của hai người về mối tình đầu vậy. Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh hoa sữa, và đến đây, hoa sữa một lần nữa được nhắc lại khá tình tứ, tạo ra cái mắt xích xuyên suốt của một mối tình. Hình như có cấu trúc một bộ ba rất khăng khít ở đây: Em - Hoa sữa - Mùa thu, khiến cả tác giả và người đọc cứ tin rằng mùa thu ấy là bất biến: “Tình yêu đầu tưởng không gì chia cắt”. Song thật ngỡ ngàng, khi lời thơ bỗng buông ra khỏi câu chữ, đầy hụt hẫng:
“Vậy mà tan trong sương gió mong manh”.
Hoá ra, tình đầu đẹp, nhưng mong manh và dễ vỡ quá! Chưa kịp định hình, cũng chẳng kịp gửi gắm trong những câu thơ cho thoả, mối tình kia - Cái mối tình mang “hương sắc mùa thu” ấy - ghi dấu bằng hương hoa sữa mặt hồ; đã nhanh chóng tan vào hư vô, và sương khói. Có ai hiểu, “ai cũng hiểu” hay “chỉ một người không hiểu”. Nhà thơ băn khoăn đi tìm nguyên cớ:
Tại vầng trăng, tại em hay tại anh
Tại sang đông không còn hoa sữa
Tại siêu hình, tại gì không biết nữa
Tại con bướm vàng có cánh nó bay.
Bao nhiêu câu hỏi, bấy nhiêu sự chất vấn, nghi ngờ; nhưng chẳng thể nào tìm ra lời giải đáp. Mối tình đầu trong trắng, thơ ngây, đầy ắp kỉ niệm… chưa bị nhuốm chút “lo âu, phấp phỏng” của trần gian… tưởng rằng sẽ “kết duyên” cho đôi bạn trẻ. Nào ngờ, đó lại là một tình yêu tan vỡ. Tại ai? Tại anh, tại em, tại vầng trăng; hay tại “sang đông không còn hoa sữa”? Như một hình ảnh chủ đạo xuyên suốt bài thơ, hoa sữa lại xuất hiện trong tâm thức “người trong cuộc”. Nếu như cái “buổi sáng mùa thu” hôm ấy, nơi mặt hồ, hoa sữa mang hơi thở của tình yêu giữa anh và em, thì giờ đây, lẽ nào cũng vì “hoa sữa không còn” mà tình đầu tan biến? Cứ như thế, lòng hỏi lòng, băn khoăn mãi, nhà thơ của chúng ta vẫn bị chìm trong “mớ bòng bong của tâm trí” chẳng thể nào tìm ra lối thoát, đành lý giải một cách rất duy tâm, siêu hình. Dường như có sự gặp gỡ đến lạ kỳ giữa tác giả bài thơ này với người được mệnh danh là “ông hoàng của thơ tình” xưa kia.
Tình yêu đến, tình yêu đi ai biết
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt.
(Xuân Diệu)
Người đọc cũng như nhà thơ đành đổ lỗi cho số phận, cho định mệnh. Yêu mà không đến được với nhau, ai cũng khổ tâm, day dứt trong lòng:
Đau khổ nhiều nhưng éo le thay
Không phải thời Rômêô và Juliet
Nên chẳng có đứa nào dám chết
Đành lòng thôi mỗi đứa một phương.
Trong mạch xúc cảm toàn bài, có lẽ đây là đoạn thơ chất chứa nhiều tâm trạng nhất. Nỗi đau khổ được giãi bày, được nói thành tên, được gọi thành lời khi thi nhân hoài niệm về tình yêu giữa chàng Rômêô và Juliet cách đây hàng mấy thế kỷ. Nó đã lùi xa, đến thời đại của chúng ta - Thời của anh và em, sắc màu tình yêu đã có sự đổi khác, chẳng thể nào lấy cái chết để “lưu danh sử sách” với muôn đời. Sự liên tưởng giữa tình yêu của Rômêô và Juliet với tình yêu giữa anh và em khiến tứ thơ như xẻ ra làm đôi giữa hiện thực và lý tưởng, giữa lý trí và tình cảm. Ta nghe trong lời thơ, như có tiếng nấc lòng đến nghẹn ngào, xa xót của nhà thơ, khi ông hạ bút viết:
“Đành lòng thôi mỗi đứa một phương”
Khi câu thơ buông ra, người đọc như thấy đó là một dấu chấm lặng, cách kết thúc của một mối tình. Thế là hết!
“Chỉ mùa thu tròn vẹn yêu thương
Hương hoa sữa cứ trở về mỗi độ
Hương của mối tình đầu nhắc nhớ
Có hai người xưa đã yêu nhau…”.
Đoạn kết sâu lắng, trầm buồn… Hoa sữa cùng với mùa thu theo quy luật của thời gian, sự vận hành của vũ trụ lại hiện về trong ký ức. Đã có một mùa phượng cháy rực tình yêu trong lời ca, tiếng hát của Đỗ Trung Quân “Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng/ Em chở mùa hè của tôi đi đâu/ Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám/ Tuổi chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu” - với mối tình đầu dang dở; thì cũng có một mối tình đầu “mang hương sắc mùa thu” trên trang thơ của Nguyễn Phan Hách. Họ đều giống nhau, đều viết về tình yêu (mối tình đầu) và đều gắn với thời gian (mùa thu, mùa hè) và không gian (hoa sữa, hoa phượng) cụ thể. Nhưng nỗi niềm, thì mỗi thi nhân lại có cách biểu lộ khác. Độc giả cảm nhận từ câu thơ của Nguyễn Phan Hách một hoài niệm tình yêu đẹp đẽ, sáng trong. Cũng như hoa mai, hoa đào lại nở khi mùa xuân đến, hoa phượng cháy rực cả góc trời khi hè sang, hoa sữa lại nồng nàn theo mùa thu trở lại. Và khoảnh khắc ấy, trong sâu thẳm tâm tư của một con người, lại nhắc nhở về một tình yêu - dẫu mang nhiều đau khổ, những tan vỡ của “mộng ước không thành”; thì vẫn là kỷ niệm sáng trong, đẹp đẽ:
“Hương của mối tình đầu nhắc nhớ
Có hai người xưa đã yêu nhau…”.
Mùa thu đẹp, một vẻ đẹp phảng phất buồn, nhưng sâu lắng, hay khiến lòng người chất chứa nhớ thương và chở đầy hoài niệm? Có phải chăng vì thế mà mùa thu cũng thường hay gắn với những tình đầu dang dở? Bởi lẽ, tình đầu bao giờ cũng đẹp nhưng lại thường có kết thúc buồn của sự chia ly. “Quy luật” ấy, đã như khắc sâu, in tạc vào tâm thức của mỗi người nghệ sĩ, giúp họ viết lên những vần thơ còn đứng lại mãi với thời gian. Tôi cứ nghĩ, nếu tình đầu không tan vỡ, chắc gì bạn đọc hôm nay lại được cầm trên tay những vần thơ hay, trong sáng như thi phẩm “Hoa sữa” của Nguyễn Phan Hách?
Bài thơ có tên là “Hoa sữa”, mở đầu và kết thúc, hình ảnh hoa sữa cùng hiện về. Hoa sữa đã trở thành một biểu tượng của tình yêu và hoài niệm. Mỗi mùa thu sang, cùng với hương hoa sữa nồng nàn, lại gợi nhớ về một tình yêu đẹp đẽ. Bởi cũng mùa thu ấy, cũng mùa hoa ấy, xưa kia đã có hai người rất yêu nhau… “Hoa sữa” do vậy, bên cạnh cái không trọn vẹn của một mối tình đầu dang dở, lại có cái trọn vẹn của những nhớ thương và hồi ức, trọn vẹn những vần thơ. Còn gì đẹp đẽ hơn?
Khép lại bài viết này, không hiểu sao tôi lại liên tưởng đến đoạn kết trong bài hát “Nhớ mùa thu Hà Nội” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Mùa thu Hà Nội, đi giữa mọi người, lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai. Sẽ có một ngày, mùa thu Hà Nội, trả lời cho tôi”… Vậy là không còn nghi ngờ gì nữa, cảnh thu, sắc thu, tình thu, thường gợi nhớ trong lòng người. Với ý nghĩa như vậy, nhà thơ với trái tim biết hát, đã cất lên bản tình ca tuyệt vời về tình yêu, về nỗi nhớ: Để rồi, mỗi người trong chúng ta hôm nay, nếu có “lang thang” nơi chiều thu Hà Nội, lại thấy ngân lên câu hát ngọt ngào trong nhạc phẩm “Mối tình đầu” của Thế Duy, với phần lời phỏng theo và phát triển trên ý thơ bài “Hoa sữa”.
Ôi! Mùa thu… Mùa của Nỗi nhớ, tình yêu và mùa của hoài niệm!
Hà Đan
(Học viên cao học K50 Văn học
Đại học KHXH&NV Hà Nội)
ĐT: 0915.262250
ĐT: 0915.262250
“Hoa sữa” - Một hoài niệm về tình yêu
Mùa thu lại về… Thu đến, mang theo bao trạng thái chuyển giao của đất trời: chút chớm lạnh khẽ khàng của thời tiết; cái sắc vàng của lá trong gió heo may; và thấp thoáng đâu đây, mùi hoa sữa ngọt ngào, ngây ngất… Tất cả như khắc, như in, như tạc vào lòng người với những xúc cảm buồn man mác; vừa trầm lắng, vừa dịu nhẹ; có khi chất chứa bên trong một hoài nệm về tình yêu đã đi qua, không bao giờ trở lại. Đó phải chăng cũng là tấc lòng, là nghĩ suy của tác giả bài thơ “Hoa sữa” - Nguyễn Phan Hách?
Người ta thường nói rằng: Mùa xuân là mùa của tình yêu, của tuổi trẻ. Trong cái khoảnh khắc tuyệt vời ấy, “hoa thì tác hợp với đất trời”; còn “tình yêu lại tác hợp đôi lứa”. Nhưng hình như, mùa thu cũng là mùa của tình yêu thì phải? Có ai quên được cái thời khắc huyền diệu của hai tâm hồn hoà hợp làm một trong buổi chiều thu đầy mộng mơ trên trang “thơ duyên” của Xuân Diệu? Cũng chẳng bạn đọc nào vô tình mà lại không nhớ đến hình ảnh cô gái với đôi mắt trong veo, ngơ ngác tròn của “cái tuổi biết yêu thu đầy mộng tưởng” trên nét bút của Lâm Huy Nhuận? Và gần chúng ta hơn nữa, là một tình yêu nhiều trải nghiệm, lắng đọng, kết tinh: “Chỉ còn anh và em/ Cùng tình yêu ở lại” trong “Thơ tình cuối mùa thu” của Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh…
Thu đến rồi đi, ba tháng vội vàng nhưng đã kịp gieo mầm luyến ái và lưu lại với thời gian trong những trang thơ hay. “Hoa sữa” của Nguyễn Phan Hách có lẽ cũng nằm trong mạch nguồn ấy. Bài thơ mở đầu bằng một hoài niệm:
“Tuổi mười lăm, em lớn từng ngày
Một sớm mai, em bỗng thành thiếu nữ
Hôm ấy mùa thu, anh vẫn nhớ
Hoa sữa thơm ngây ngất bên hồ”.
Bốn câu thơ gợi nhớ về một quá khứ xa xăm. Quá khứ ấy, gợi lại hình ảnh người con gái tuổi mười lăm: “Tuổi mười lăm, em lớn từng ngày”. Câu thơ chỉ như một thông báo, một sự kiện - nhưng là giây phút đầy ý nghĩa. Bởi lẽ, em đã trở thành “thiếu nữ”. Có gì lạ chăng? Hãy thêm lần nữa cầm trên tay bài thơ “Chùa Hương” (Nguyễn Nhược Pháp), chúng ta sẽ thấu hiểu nhiều điều, hiểu được tại sao Nguyễn Phan Hách lại bị ám ảnh bởi cô gái tuổi mười lăm.
Cô gái trong bài thơ “Chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp cũng là cô gái tuổi mười lăm. Cái đỏm dáng, làm duyên “Khăn nhỏ đuôi gà cao/ Em đeo dải yếm đào/ Quần lĩnh, áo the mới/ Tay cầm nón quai thao” đã nói lên tất cả. Tuổi mười lăm, giống như một gạch nối, đánh dấu sự “chuyển giao” những suy nghĩ, những sắc thái tình cảm từ “bỡ ngỡ”, “trẻ con” sang “làm người lớn”, biết thẹn thùng, trước những lời trêu ghẹo của con trai. Và nơi sâu thẳm con tim, họ đã biết rung lên những nhịp đập của xúc cảm đầu đời.
Phải vậy chăng, mà nhà thơ của chúng ta nhớ như in cái khoảnh khắc đó:
“Hôm ấy mùa thu, anh vẫn nhớ
Hoa sữa thơm ngây ngất bên hồ”.
Thời gian xác định: Một buổi sáng mùa thu; và không gian cũng tương đối rõ ràng: đó là một không gian ngập tràn hương hoa sữa. Hoa sữa, một đặc trưng của mùa thu; nhưng cũng là nơi in dấu của một mối tình đầu:
“Tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu
Mùi hoa sữa trong áo em và mái tóc
Tình yêu đầu tưởng không gì chia cắt
Vậy mà tan trong sương gió mong manh”.
Nếu được thay mặt nhà thơ để đặt tiêu đề cho từng khổ, người viết sẽ đặt tiêu đề cho khổ thơ thứ nhất là: “Nơi tình yêu bắt đầu”. Còn khổ thơ thứ hai sẽ là: “Nơi tình yêu đi qua”. Bởi lẽ đã đi qua rồi, nên tác giả mới cảm nhận được nó mang đậm “hương sắc mùa thu”. Nguyễn Phan Hách dường như không muốn kể nhiều về mối tình đầu tiên ấy, ông muốn người đọc cảm nhận lấy từ câu thơ của mình. Vẫn là hình ảnh người con gái, thời gian vẫn là mùa thu, không gian vẫn ngập tràn hoa sữa trong “tóc và áo em”… Chỉ nhẹ nhàng, dung dị thế thôi. Nó cũng giống như kỷ niệm của hai người về mối tình đầu vậy. Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh hoa sữa, và đến đây, hoa sữa một lần nữa được nhắc lại khá tình tứ, tạo ra cái mắt xích xuyên suốt của một mối tình. Hình như có cấu trúc một bộ ba rất khăng khít ở đây: Em - Hoa sữa - Mùa thu, khiến cả tác giả và người đọc cứ tin rằng mùa thu ấy là bất biến: “Tình yêu đầu tưởng không gì chia cắt”. Song thật ngỡ ngàng, khi lời thơ bỗng buông ra khỏi câu chữ, đầy hụt hẫng:
“Vậy mà tan trong sương gió mong manh”.
Hoá ra, tình đầu đẹp, nhưng mong manh và dễ vỡ quá! Chưa kịp định hình, cũng chẳng kịp gửi gắm trong những câu thơ cho thoả, mối tình kia - Cái mối tình mang “hương sắc mùa thu” ấy - ghi dấu bằng hương hoa sữa mặt hồ; đã nhanh chóng tan vào hư vô, và sương khói. Có ai hiểu, “ai cũng hiểu” hay “chỉ một người không hiểu”. Nhà thơ băn khoăn đi tìm nguyên cớ:
Tại vầng trăng, tại em hay tại anh
Tại sang đông không còn hoa sữa
Tại siêu hình, tại gì không biết nữa
Tại con bướm vàng có cánh nó bay.
Bao nhiêu câu hỏi, bấy nhiêu sự chất vấn, nghi ngờ; nhưng chẳng thể nào tìm ra lời giải đáp. Mối tình đầu trong trắng, thơ ngây, đầy ắp kỉ niệm… chưa bị nhuốm chút “lo âu, phấp phỏng” của trần gian… tưởng rằng sẽ “kết duyên” cho đôi bạn trẻ. Nào ngờ, đó lại là một tình yêu tan vỡ. Tại ai? Tại anh, tại em, tại vầng trăng; hay tại “sang đông không còn hoa sữa”? Như một hình ảnh chủ đạo xuyên suốt bài thơ, hoa sữa lại xuất hiện trong tâm thức “người trong cuộc”. Nếu như cái “buổi sáng mùa thu” hôm ấy, nơi mặt hồ, hoa sữa mang hơi thở của tình yêu giữa anh và em, thì giờ đây, lẽ nào cũng vì “hoa sữa không còn” mà tình đầu tan biến? Cứ như thế, lòng hỏi lòng, băn khoăn mãi, nhà thơ của chúng ta vẫn bị chìm trong “mớ bòng bong của tâm trí” chẳng thể nào tìm ra lối thoát, đành lý giải một cách rất duy tâm, siêu hình. Dường như có sự gặp gỡ đến lạ kỳ giữa tác giả bài thơ này với người được mệnh danh là “ông hoàng của thơ tình” xưa kia.
Tình yêu đến, tình yêu đi ai biết
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt.
(Xuân Diệu)
Người đọc cũng như nhà thơ đành đổ lỗi cho số phận, cho định mệnh. Yêu mà không đến được với nhau, ai cũng khổ tâm, day dứt trong lòng:
Đau khổ nhiều nhưng éo le thay
Không phải thời Rômêô và Juliet
Nên chẳng có đứa nào dám chết
Đành lòng thôi mỗi đứa một phương.
Trong mạch xúc cảm toàn bài, có lẽ đây là đoạn thơ chất chứa nhiều tâm trạng nhất. Nỗi đau khổ được giãi bày, được nói thành tên, được gọi thành lời khi thi nhân hoài niệm về tình yêu giữa chàng Rômêô và Juliet cách đây hàng mấy thế kỷ. Nó đã lùi xa, đến thời đại của chúng ta - Thời của anh và em, sắc màu tình yêu đã có sự đổi khác, chẳng thể nào lấy cái chết để “lưu danh sử sách” với muôn đời. Sự liên tưởng giữa tình yêu của Rômêô và Juliet với tình yêu giữa anh và em khiến tứ thơ như xẻ ra làm đôi giữa hiện thực và lý tưởng, giữa lý trí và tình cảm. Ta nghe trong lời thơ, như có tiếng nấc lòng đến nghẹn ngào, xa xót của nhà thơ, khi ông hạ bút viết:
“Đành lòng thôi mỗi đứa một phương”
Khi câu thơ buông ra, người đọc như thấy đó là một dấu chấm lặng, cách kết thúc của một mối tình. Thế là hết!
“Chỉ mùa thu tròn vẹn yêu thương
Hương hoa sữa cứ trở về mỗi độ
Hương của mối tình đầu nhắc nhớ
Có hai người xưa đã yêu nhau…”.
Đoạn kết sâu lắng, trầm buồn… Hoa sữa cùng với mùa thu theo quy luật của thời gian, sự vận hành của vũ trụ lại hiện về trong ký ức. Đã có một mùa phượng cháy rực tình yêu trong lời ca, tiếng hát của Đỗ Trung Quân “Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng/ Em chở mùa hè của tôi đi đâu/ Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám/ Tuổi chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu” - với mối tình đầu dang dở; thì cũng có một mối tình đầu “mang hương sắc mùa thu” trên trang thơ của Nguyễn Phan Hách. Họ đều giống nhau, đều viết về tình yêu (mối tình đầu) và đều gắn với thời gian (mùa thu, mùa hè) và không gian (hoa sữa, hoa phượng) cụ thể. Nhưng nỗi niềm, thì mỗi thi nhân lại có cách biểu lộ khác. Độc giả cảm nhận từ câu thơ của Nguyễn Phan Hách một hoài niệm tình yêu đẹp đẽ, sáng trong. Cũng như hoa mai, hoa đào lại nở khi mùa xuân đến, hoa phượng cháy rực cả góc trời khi hè sang, hoa sữa lại nồng nàn theo mùa thu trở lại. Và khoảnh khắc ấy, trong sâu thẳm tâm tư của một con người, lại nhắc nhở về một tình yêu - dẫu mang nhiều đau khổ, những tan vỡ của “mộng ước không thành”; thì vẫn là kỷ niệm sáng trong, đẹp đẽ:
“Hương của mối tình đầu nhắc nhớ
Có hai người xưa đã yêu nhau…”.
Mùa thu đẹp, một vẻ đẹp phảng phất buồn, nhưng sâu lắng, hay khiến lòng người chất chứa nhớ thương và chở đầy hoài niệm? Có phải chăng vì thế mà mùa thu cũng thường hay gắn với những tình đầu dang dở? Bởi lẽ, tình đầu bao giờ cũng đẹp nhưng lại thường có kết thúc buồn của sự chia ly. “Quy luật” ấy, đã như khắc sâu, in tạc vào tâm thức của mỗi người nghệ sĩ, giúp họ viết lên những vần thơ còn đứng lại mãi với thời gian. Tôi cứ nghĩ, nếu tình đầu không tan vỡ, chắc gì bạn đọc hôm nay lại được cầm trên tay những vần thơ hay, trong sáng như thi phẩm “Hoa sữa” của Nguyễn Phan Hách?
Bài thơ có tên là “Hoa sữa”, mở đầu và kết thúc, hình ảnh hoa sữa cùng hiện về. Hoa sữa đã trở thành một biểu tượng của tình yêu và hoài niệm. Mỗi mùa thu sang, cùng với hương hoa sữa nồng nàn, lại gợi nhớ về một tình yêu đẹp đẽ. Bởi cũng mùa thu ấy, cũng mùa hoa ấy, xưa kia đã có hai người rất yêu nhau… “Hoa sữa” do vậy, bên cạnh cái không trọn vẹn của một mối tình đầu dang dở, lại có cái trọn vẹn của những nhớ thương và hồi ức, trọn vẹn những vần thơ. Còn gì đẹp đẽ hơn?
Khép lại bài viết này, không hiểu sao tôi lại liên tưởng đến đoạn kết trong bài hát “Nhớ mùa thu Hà Nội” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Mùa thu Hà Nội, đi giữa mọi người, lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai. Sẽ có một ngày, mùa thu Hà Nội, trả lời cho tôi”… Vậy là không còn nghi ngờ gì nữa, cảnh thu, sắc thu, tình thu, thường gợi nhớ trong lòng người. Với ý nghĩa như vậy, nhà thơ với trái tim biết hát, đã cất lên bản tình ca tuyệt vời về tình yêu, về nỗi nhớ: Để rồi, mỗi người trong chúng ta hôm nay, nếu có “lang thang” nơi chiều thu Hà Nội, lại thấy ngân lên câu hát ngọt ngào trong nhạc phẩm “Mối tình đầu” của Thế Duy, với phần lời phỏng theo và phát triển trên ý thơ bài “Hoa sữa”.
Ôi! Mùa thu… Mùa của Nỗi nhớ, tình yêu và mùa của hoài niệm!
Hà Đan
(Học viên cao học K50 Văn học
Đại học KHXH&NV Hà Nội)
ĐT: 0915.262250
ĐT: 0915.262250
“Hoa sữa” - Một hoài niệm về tình yêu
Mùa thu lại về… Thu đến, mang theo bao trạng thái chuyển giao của đất trời: chút chớm lạnh khẽ khàng của thời tiết; cái sắc vàng của lá trong gió heo may; và thấp thoáng đâu đây, mùi hoa sữa ngọt ngào, ngây ngất… Tất cả như khắc, như in, như tạc vào lòng người với những xúc cảm buồn man mác; vừa trầm lắng, vừa dịu nhẹ; có khi chất chứa bên trong một hoài nệm về tình yêu đã đi qua, không bao giờ trở lại. Đó phải chăng cũng là tấc lòng, là nghĩ suy của tác giả bài thơ “Hoa sữa” - Nguyễn Phan Hách?
Người ta thường nói rằng: Mùa xuân là mùa của tình yêu, của tuổi trẻ. Trong cái khoảnh khắc tuyệt vời ấy, “hoa thì tác hợp với đất trời”; còn “tình yêu lại tác hợp đôi lứa”. Nhưng hình như, mùa thu cũng là mùa của tình yêu thì phải? Có ai quên được cái thời khắc huyền diệu của hai tâm hồn hoà hợp làm một trong buổi chiều thu đầy mộng mơ trên trang “thơ duyên” của Xuân Diệu? Cũng chẳng bạn đọc nào vô tình mà lại không nhớ đến hình ảnh cô gái với đôi mắt trong veo, ngơ ngác tròn của “cái tuổi biết yêu thu đầy mộng tưởng” trên nét bút của Lâm Huy Nhuận? Và gần chúng ta hơn nữa, là một tình yêu nhiều trải nghiệm, lắng đọng, kết tinh: “Chỉ còn anh và em/ Cùng tình yêu ở lại” trong “Thơ tình cuối mùa thu” của Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh…
Thu đến rồi đi, ba tháng vội vàng nhưng đã kịp gieo mầm luyến ái và lưu lại với thời gian trong những trang thơ hay. “Hoa sữa” của Nguyễn Phan Hách có lẽ cũng nằm trong mạch nguồn ấy. Bài thơ mở đầu bằng một hoài niệm:
“Tuổi mười lăm, em lớn từng ngày
Một sớm mai, em bỗng thành thiếu nữ
Hôm ấy mùa thu, anh vẫn nhớ
Hoa sữa thơm ngây ngất bên hồ”.
Bốn câu thơ gợi nhớ về một quá khứ xa xăm. Quá khứ ấy, gợi lại hình ảnh người con gái tuổi mười lăm: “Tuổi mười lăm, em lớn từng ngày”. Câu thơ chỉ như một thông báo, một sự kiện - nhưng là giây phút đầy ý nghĩa. Bởi lẽ, em đã trở thành “thiếu nữ”. Có gì lạ chăng? Hãy thêm lần nữa cầm trên tay bài thơ “Chùa Hương” (Nguyễn Nhược Pháp), chúng ta sẽ thấu hiểu nhiều điều, hiểu được tại sao Nguyễn Phan Hách lại bị ám ảnh bởi cô gái tuổi mười lăm.
Cô gái trong bài thơ “Chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp cũng là cô gái tuổi mười lăm. Cái đỏm dáng, làm duyên “Khăn nhỏ đuôi gà cao/ Em đeo dải yếm đào/ Quần lĩnh, áo the mới/ Tay cầm nón quai thao” đã nói lên tất cả. Tuổi mười lăm, giống như một gạch nối, đánh dấu sự “chuyển giao” những suy nghĩ, những sắc thái tình cảm từ “bỡ ngỡ”, “trẻ con” sang “làm người lớn”, biết thẹn thùng, trước những lời trêu ghẹo của con trai. Và nơi sâu thẳm con tim, họ đã biết rung lên những nhịp đập của xúc cảm đầu đời.
Phải vậy chăng, mà nhà thơ của chúng ta nhớ như in cái khoảnh khắc đó:
“Hôm ấy mùa thu, anh vẫn nhớ
Hoa sữa thơm ngây ngất bên hồ”.
Thời gian xác định: Một buổi sáng mùa thu; và không gian cũng tương đối rõ ràng: đó là một không gian ngập tràn hương hoa sữa. Hoa sữa, một đặc trưng của mùa thu; nhưng cũng là nơi in dấu của một mối tình đầu:
“Tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu
Mùi hoa sữa trong áo em và mái tóc
Tình yêu đầu tưởng không gì chia cắt
Vậy mà tan trong sương gió mong manh”.
Nếu được thay mặt nhà thơ để đặt tiêu đề cho từng khổ, người viết sẽ đặt tiêu đề cho khổ thơ thứ nhất là: “Nơi tình yêu bắt đầu”. Còn khổ thơ thứ hai sẽ là: “Nơi tình yêu đi qua”. Bởi lẽ đã đi qua rồi, nên tác giả mới cảm nhận được nó mang đậm “hương sắc mùa thu”. Nguyễn Phan Hách dường như không muốn kể nhiều về mối tình đầu tiên ấy, ông muốn người đọc cảm nhận lấy từ câu thơ của mình. Vẫn là hình ảnh người con gái, thời gian vẫn là mùa thu, không gian vẫn ngập tràn hoa sữa trong “tóc và áo em”… Chỉ nhẹ nhàng, dung dị thế thôi. Nó cũng giống như kỷ niệm của hai người về mối tình đầu vậy. Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh hoa sữa, và đến đây, hoa sữa một lần nữa được nhắc lại khá tình tứ, tạo ra cái mắt xích xuyên suốt của một mối tình. Hình như có cấu trúc một bộ ba rất khăng khít ở đây: Em - Hoa sữa - Mùa thu, khiến cả tác giả và người đọc cứ tin rằng mùa thu ấy là bất biến: “Tình yêu đầu tưởng không gì chia cắt”. Song thật ngỡ ngàng, khi lời thơ bỗng buông ra khỏi câu chữ, đầy hụt hẫng:
“Vậy mà tan trong sương gió mong manh”.
Hoá ra, tình đầu đẹp, nhưng mong manh và dễ vỡ quá! Chưa kịp định hình, cũng chẳng kịp gửi gắm trong những câu thơ cho thoả, mối tình kia - Cái mối tình mang “hương sắc mùa thu” ấy - ghi dấu bằng hương hoa sữa mặt hồ; đã nhanh chóng tan vào hư vô, và sương khói. Có ai hiểu, “ai cũng hiểu” hay “chỉ một người không hiểu”. Nhà thơ băn khoăn đi tìm nguyên cớ:
Tại vầng trăng, tại em hay tại anh
Tại sang đông không còn hoa sữa
Tại siêu hình, tại gì không biết nữa
Tại con bướm vàng có cánh nó bay.
Bao nhiêu câu hỏi, bấy nhiêu sự chất vấn, nghi ngờ; nhưng chẳng thể nào tìm ra lời giải đáp. Mối tình đầu trong trắng, thơ ngây, đầy ắp kỉ niệm… chưa bị nhuốm chút “lo âu, phấp phỏng” của trần gian… tưởng rằng sẽ “kết duyên” cho đôi bạn trẻ. Nào ngờ, đó lại là một tình yêu tan vỡ. Tại ai? Tại anh, tại em, tại vầng trăng; hay tại “sang đông không còn hoa sữa”? Như một hình ảnh chủ đạo xuyên suốt bài thơ, hoa sữa lại xuất hiện trong tâm thức “người trong cuộc”. Nếu như cái “buổi sáng mùa thu” hôm ấy, nơi mặt hồ, hoa sữa mang hơi thở của tình yêu giữa anh và em, thì giờ đây, lẽ nào cũng vì “hoa sữa không còn” mà tình đầu tan biến? Cứ như thế, lòng hỏi lòng, băn khoăn mãi, nhà thơ của chúng ta vẫn bị chìm trong “mớ bòng bong của tâm trí” chẳng thể nào tìm ra lối thoát, đành lý giải một cách rất duy tâm, siêu hình. Dường như có sự gặp gỡ đến lạ kỳ giữa tác giả bài thơ này với người được mệnh danh là “ông hoàng của thơ tình” xưa kia.
Tình yêu đến, tình yêu đi ai biết
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt.
(Xuân Diệu)
Người đọc cũng như nhà thơ đành đổ lỗi cho số phận, cho định mệnh. Yêu mà không đến được với nhau, ai cũng khổ tâm, day dứt trong lòng:
Đau khổ nhiều nhưng éo le thay
Không phải thời Rômêô và Juliet
Nên chẳng có đứa nào dám chết
Đành lòng thôi mỗi đứa một phương.
Trong mạch xúc cảm toàn bài, có lẽ đây là đoạn thơ chất chứa nhiều tâm trạng nhất. Nỗi đau khổ được giãi bày, được nói thành tên, được gọi thành lời khi thi nhân hoài niệm về tình yêu giữa chàng Rômêô và Juliet cách đây hàng mấy thế kỷ. Nó đã lùi xa, đến thời đại của chúng ta - Thời của anh và em, sắc màu tình yêu đã có sự đổi khác, chẳng thể nào lấy cái chết để “lưu danh sử sách” với muôn đời. Sự liên tưởng giữa tình yêu của Rômêô và Juliet với tình yêu giữa anh và em khiến tứ thơ như xẻ ra làm đôi giữa hiện thực và lý tưởng, giữa lý trí và tình cảm. Ta nghe trong lời thơ, như có tiếng nấc lòng đến nghẹn ngào, xa xót của nhà thơ, khi ông hạ bút viết:
“Đành lòng thôi mỗi đứa một phương”
Khi câu thơ buông ra, người đọc như thấy đó là một dấu chấm lặng, cách kết thúc của một mối tình. Thế là hết!
“Chỉ mùa thu tròn vẹn yêu thương
Hương hoa sữa cứ trở về mỗi độ
Hương của mối tình đầu nhắc nhớ
Có hai người xưa đã yêu nhau…”.
Đoạn kết sâu lắng, trầm buồn… Hoa sữa cùng với mùa thu theo quy luật của thời gian, sự vận hành của vũ trụ lại hiện về trong ký ức. Đã có một mùa phượng cháy rực tình yêu trong lời ca, tiếng hát của Đỗ Trung Quân “Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng/ Em chở mùa hè của tôi đi đâu/ Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám/ Tuổi chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu” - với mối tình đầu dang dở; thì cũng có một mối tình đầu “mang hương sắc mùa thu” trên trang thơ của Nguyễn Phan Hách. Họ đều giống nhau, đều viết về tình yêu (mối tình đầu) và đều gắn với thời gian (mùa thu, mùa hè) và không gian (hoa sữa, hoa phượng) cụ thể. Nhưng nỗi niềm, thì mỗi thi nhân lại có cách biểu lộ khác. Độc giả cảm nhận từ câu thơ của Nguyễn Phan Hách một hoài niệm tình yêu đẹp đẽ, sáng trong. Cũng như hoa mai, hoa đào lại nở khi mùa xuân đến, hoa phượng cháy rực cả góc trời khi hè sang, hoa sữa lại nồng nàn theo mùa thu trở lại. Và khoảnh khắc ấy, trong sâu thẳm tâm tư của một con người, lại nhắc nhở về một tình yêu - dẫu mang nhiều đau khổ, những tan vỡ của “mộng ước không thành”; thì vẫn là kỷ niệm sáng trong, đẹp đẽ:
“Hương của mối tình đầu nhắc nhớ
Có hai người xưa đã yêu nhau…”.
Mùa thu đẹp, một vẻ đẹp phảng phất buồn, nhưng sâu lắng, hay khiến lòng người chất chứa nhớ thương và chở đầy hoài niệm? Có phải chăng vì thế mà mùa thu cũng thường hay gắn với những tình đầu dang dở? Bởi lẽ, tình đầu bao giờ cũng đẹp nhưng lại thường có kết thúc buồn của sự chia ly. “Quy luật” ấy, đã như khắc sâu, in tạc vào tâm thức của mỗi người nghệ sĩ, giúp họ viết lên những vần thơ còn đứng lại mãi với thời gian. Tôi cứ nghĩ, nếu tình đầu không tan vỡ, chắc gì bạn đọc hôm nay lại được cầm trên tay những vần thơ hay, trong sáng như thi phẩm “Hoa sữa” của Nguyễn Phan Hách?
Bài thơ có tên là “Hoa sữa”, mở đầu và kết thúc, hình ảnh hoa sữa cùng hiện về. Hoa sữa đã trở thành một biểu tượng của tình yêu và hoài niệm. Mỗi mùa thu sang, cùng với hương hoa sữa nồng nàn, lại gợi nhớ về một tình yêu đẹp đẽ. Bởi cũng mùa thu ấy, cũng mùa hoa ấy, xưa kia đã có hai người rất yêu nhau… “Hoa sữa” do vậy, bên cạnh cái không trọn vẹn của một mối tình đầu dang dở, lại có cái trọn vẹn của những nhớ thương và hồi ức, trọn vẹn những vần thơ. Còn gì đẹp đẽ hơn?
Khép lại bài viết này, không hiểu sao tôi lại liên tưởng đến đoạn kết trong bài hát “Nhớ mùa thu Hà Nội” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Mùa thu Hà Nội, đi giữa mọi người, lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai. Sẽ có một ngày, mùa thu Hà Nội, trả lời cho tôi”… Vậy là không còn nghi ngờ gì nữa, cảnh thu, sắc thu, tình thu, thường gợi nhớ trong lòng người. Với ý nghĩa như vậy, nhà thơ với trái tim biết hát, đã cất lên bản tình ca tuyệt vời về tình yêu, về nỗi nhớ: Để rồi, mỗi người trong chúng ta hôm nay, nếu có “lang thang” nơi chiều thu Hà Nội, lại thấy ngân lên câu hát ngọt ngào trong nhạc phẩm “Mối tình đầu” của Thế Duy, với phần lời phỏng theo và phát triển trên ý thơ bài “Hoa sữa”.
Ôi! Mùa thu… Mùa của Nỗi nhớ, tình yêu và mùa của hoài niệm!
Hà Đan
(Học viên cao học K50 Văn học
Đại học KHXH&NV Hà Nội)
ĐT: 0915.262250
ĐT: 0915.262250
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét