Chiếc Tôyôta
trắng bập bềnh lướt trên đương đất đỏ. Ông Quang Huy ngồi băng sau nhìn vào cái
gáy béo núc bị ùn lên vì cổ áo lễ hồ cứng của ông linh mục.
- Cao nguyên
của chúng tôi giầu đẹp lắm – Đôi kính gọng vàng của vị linh mục quay lại.
- Vâng... Giàu
đẹp.
- Những đồi
cà phê kia là của Nhà xứ Ban Mê chúng tôi. Cứ bẩy tấn cà phê có thể đổi cho
Nhật lấy một chiếc Tôyôta.
- Hương vị cà
phê Ban Mê tuyệt vời.
- Đứng đầu
thế giới, bên cạnh cà phê Bradin.
Chiếc Tôyôta
bắt đầu đi vào con đường đá trắng. Tu viện “hầu cận chúa Hài Đồng” nằm giữa một
vùng đồi bằng phẳng, trông xa như một khu rừng nhỏ. Các loài cây đại thụ được
chăm sóc như trong vườn Bách Thảo. Vẹt, trĩ, xập xoè bay lượn; khỉ vượn leo
trèo.
Các cổng lớn
cổng nhó mái Gô tích, đắp tượng chúa Jêsu chịu nạn, tượng Đức Mẹ bế chúa Hài
Đồng.
Chiếc Tôyôta
lăn vào cửa tiền sảnh. Sân lớn lát đá tảng, lô nhô chậy hoa cây cảnh. Toà tu
viện uy nghi đồ sộ toát ra không khí của thời trung cổ, thần quyền giáo lý bao
trùm thế gian.
- Tu viện này
xây từ hồi các nhà truyền giáo Pháp và Bỉ đặt chân lên đất Tây Nguyên. Nó hoàn
toàn cách biệt thế giới bên ngoài.
Vị linh mục
xuống xe, to béo trắng trẻo, oai vệ chẳng kém giáo hoàng. Ông là chỗ quen biết
với ông Huy qua các kỳ họp của mặt trận Tổ quốc trung ương. Ông bạn già Huy đã
về hưu, nhưng ông vĩnh viễn cai quản xứ này. Khi ở đây còn chế độ dân chủ tư
sản. Nam Bắc chiến tanh, ông có tham gia tích cực phong trào “Nguyện cầu hoà
bình”. Khi quân cách mạng tiến vào giải phóng cao nguyên, ông đứng ra cổ động
phong trào “cứu vớt nạn nhân chiến tranh”. Đại hội công giáo yêu nước họp ở thủ
đô gồm các giám mục linh mực thứ thời, đạo đời trung dung, ông đã ra họp dù
không được giám mục địa phận cao nguyên đồng ý. Ở đấy, ông đã diễn thuyết những
điều làm giám mục không hài lòng.
Hôm nay nhân
dịp ông Quang Huy vào thủ phủ Tây nguyên viếng mộ (bà Đức Hạnh được chôn cất
tại nghĩa trang Ban Mê, do hy sinh trên đường công tác qua cao nguyên năm
1972); Ông mời đến tham quan tu viện.
Bà Nhất tu
viện ra đón khách, lịch sự một cách lạnh lùng. Đôi mắt uy quyền, đôi môi của
cái miệng không bao giờ cười, giọng nói của người chỉ biết rao giảng dậy dỗ.
Tu viện từ
chối tất cả những gì là nam tính. Không bao giờ có đàn ông đến đây, trừ trường
hợp đặc biệt này.
Bà Nhất đưa
khách đi xem một vòng quần thể kiến trúc. Nhà nguyện của các nữ tu. Nhà giảng
giáo lý. Và các khu nhà ở, nhà ăn, nhà phạt kẻ phạm lề luật.
Chủ yếu là
xem khu rừng cà phê của tu viện, và cơ sở chế biến rất hiện đại. Đó là ngành
kinh doanh làm giàu cho Nhà thờ và tu viện.
Gần trưa,
buổi tham quan kết thúc. Ông Huy cám ơn bà Nhất ra về. Xe nổ máy bắt đầu lăn
chầm chậm thì có bóng một người nữ tu từ phía trước đi lại. Không hiểu sao ông
Huy lại ngắm người nữ tu, một người trạc 50, rất đẹp, đôi mắt to đen lấp lánh
sau cặp kính trắng. Và kìa... sao trông quen quen.
- Khoan đã...
– ông Huy buột miệng.
Người nữ tu
cúi chào Đức Cha trong xe. Ông Huy vội mở cửa:
- Xin lỗi
bà...
Hình như ông
đứng không vững, tay phải vịn vào cửa xe.
Người nữ tu
và ông đối diện nhau. Cả hai cùng mở to mắt. Gương mặt người nữ tu đang trắng
hồng rạng rỡ thế mà đột nhiên tái ngắt.
- Bà là bà Nô
en - Giọng ông hụt hơi. Người nữ tu run rẩy:
- Vâng... Tôi
là Nô en.
- Bà còn nhớ
tôi không?
Bà nữ tu gật
đầu, làn môi khẽ cười như điểm xao động trên mặt hồ phẳng lặng.
- Ông Huy,
không ngờ lại gặp ông.
Chiếc Tôyôta
lại chầm chậm lăn bánh. Khi về đến khách sạn ông Huy vội khoá trái phòng, ngồi
lặng xuống xa lông. Có lẽ nào lại có thể nhận ra nhau sau hơn 30 năm một cách
dễ dàng thế. Vô lý. 30 năm, cả một cuộc đời người, mà lại có thể nhận ra nhau
trong tích tắc. Không - người nữ tu ấy không phải là Nô en. Chỉ là ảo ảnh thôi.
Ta thì đã già thế này, mà bà ấy sao vẫn trẻ đẹp thế được. Thời gian không có
đối với con người ấy hay sao. Hay là sự đồng trinh thánh thiện làm cho con
người tinh khiết tươi non mãi mãi.
Ồ... Hôm nay
là ngày gì. Ta đã quên người đàn bà ấy rồi cơ mà. Ta già, già sắp chết rồi. Thế
mà éo le quá, lại gặp con người ấy. Nhưng lẽ ra, gặp thì gặp, bình thường. Tại
sao ta lại xốn xang bàng hoàng thế này. Thật xấu hổ. Tuổi già lại có gì giống
hệt tuổi trẻ sao?
Bà Nô en, sao
bà cũng còn nhận ra tôi nhỉ. Và bà còn mỉm cười. Bà đã nói “Ông Huy...” Bà đã
nói tên tôi. Bà Nô en, hãy tha thứ cho tôi. Lòng người chân tu nhân từ bác ái.
Chỉ có sự nhân từ bác ái, chỉ có sự đồng trinh thánh thiện, bà mới có thể có
được vẻ đẹp sáng trưng tinh khiết mà tôi vừa được chiêm ngưỡng.
Còn tôi lặn
hụp giữa cuộc đời trần tục này nên đã trở thành một ông già yếu ớt, run rẩy, cô
đơn...
... Vũ gia
trang được xây dựng khởi thuỷ từ hồi cụ tổ ba đời đến vùng này nhậm chức tri
huyện. Mỗi đời thêm một tí, và đến đời cụ Án thì hoàn chỉnh.
Gia trang dựa
lưng vào dẫy đồi thấp và đằng trước có khe nước đúng “mô hình” cổ điển “Diểu
diểu sơn phù hậu. Mang mang thuỷ tụ tiền”. Xung quanh là một hàng rào tre gai
lâu đời dầy hai mươi thước, cành đan chằng chịt, con kiến chui không lọt. Thành
đất còn bị súng thần công bắn thủng, chứ thành tre gai thì đạn thần công chẳng
ăn nhằm gì.
Cụ thân sinh
ra cụ Án từng nuôi hàng chục thờ đẽo đá trong nhà ròng rã năm này qua năm khác.
Đá cẩm thạch tuyệt đẹp, có ngay núi sau nhà. Gia trang nổi tiếng nhờ những công
trình bằng đá.
Cổng chính
mái đá, cột đá. Đường vào lát đá phiến, uốn lượn giữa hai hồ nhỏ. Trước khi vào
sân lớn, khách phải đi qua một cái cầu đá cong cong gọi là “cầu thệ thuỷ”. Gia
trang có một vườn cổ thụ sau nhà gọi là vườn “nghênh phong”. Thông, tùng, đa,
si đầy bóng mát và rắc lá vàng trên các lối đá quanh co dẫn đến lầu “Tị huyên”
tám mái ghép toàn bằng đá, không có một viên gạch màu gỗ nào. Đó chính là niềm
tự hào của gia trang thể hiện tính cách tài tử của các bậc khoa bảng nối tiếp
nhau dòng họ Vũ.
Toà nhà
chính, không có gì đặc biệt, thiếu bốn mái cong thì thành cái đình. Tối om om,
không cửa sổ. Bước vào, rợn người vì ban thờ cửa võng sơn son thếp vàng, la
liệt cờ biển “ân tứ vinh quy”, “Đệ nhất giáp tiến sĩ” hoành phi câu đối “Chu tử
mãn triều” và bút tích của các cụ tổ.
Mùa hè năm
ấy, Vũ gia trang vắng ngắt, cụ Án và cô hầu gái đi dạo chơi non nước với các
bạn đồng liêu, đồng khoá. Huy cùng Hảo từ Trại Dẻ về, để đôn đốc ông Bộc - một
ông già tráng kiện, quắc thước mặt đỏ hồng, râu bạc; quét tước sửa soạn đón em
út Thu Hằng và bạn học từ Hà Nội về nghỉ hè, chơi cảnh thôn trang.
Một buổi sớm.
Chiếc ôtô “đít vịt” đen bóng bóp còi toe toe trước cửa. Thằng Hảo vội chạy ra
mở cổng. Xe leo qua cầu “Thệ thuỷ” vào sân chính. Bước ra, cô tiểu thư Thu Hằng
giò dài nghêu, váy đầm ngắn quá đầu gối, và một cô gái vừa ló mắm đã làm Huy
sững sờ.
- Giới thiệu,
đây là Nô en bạn cùng lớp em.
- Rất hân
hạnh, chào Nô en.
Huy đưa khách
vào ngôi nhà mênh mông tối om, phải thắp nến, làm Nô en cứ nghếch lên nhìn cờ
biển võng lọng, tưởng đây là đình chùa.
Hảo vừa pha
trà ướp sói xong, Thu Hằng đã kêu lên:
- Ngồi đây
khó chịu quá. Ra vườn Nghênh phong đi. Bọn này không ngồi trường kỷ gỗ gụ uống
trà Chính Thái, đọc Đường thi, ngửi hương trầm đâu. Anh Huy tiếp bọn này theo
kiểu “bá tước Châu Âu” đi.
- Đã chuẩn
bị. Nhưng chả lẽ khách chưa mời vào nhà đã dắt ra vườn?
Nô en cười
giòn giã.
- Bác Tham –
Ba Nô en, cho chúng ta mượn chiếc ô tô kia một tuần. Nô en tự lái, lái có bằng
đấy nhé, tha hồ đi đâu thì đi. Và trong cốp xe, mẹ Nô en đã chuẩn bị đủ mọi
thức ăn “sản phẩm thành phố”. Còn anh, đã chuẩn bị cho bọn này “sản phẩm đồn
điền” những gì rồi.
- Dạ có gà
gô, hạt gắm, trứng kiến, nấm hương, thịt nai khô, nếp cẩm, mật ong, chim rẽ...
Cháu lo đủ rất rồi ạ - Hảo chen vào.
- À thằng này
giỏi – Thu Hằng xoa đầu nó.
Bữa tiệc đãi
khách đầu tiên tổ chức vào 5 giờ chiều, lại vườn “nghênh phong” và lão Bộc lấy
làm khó chịu thấy thằng ôn con trên đồn điền về tranh mất “địa vị” của mình. Nó
lanh lẹn, hoạt bát, thoải mái làm các cậu cô chiêu thích. Còn ông chủ thì tỏ ra
lạc hậu chỉ thích hợp với việc rót rượu tam xà, hay trà Ô long, Chính Thái, Vũ
di cho các cụ Nghề áo gấm râu dài đến ngực.
Ông Bộc cho
bày bộ bàn ghế gỗ gụ đen bóng, hoạ tiết nho sóc đẹp nổi tiếng, nhưng Huy bắt
phải phủ bàn, lót ghế bằng đẹm bông trắng muốt để khỏi đau đít các tiểu thư (rõ
đồ nũng nịu), (ngu nữa, phủ vải lên thì làm sao còn thấy được cái đẹp của bộ
bàn ghế). Lão càng khinh khi thấy Thu Hằng lôi từ cốp xe ra nhưng tảng giăm
bông, xúc xích, bia chai, phích đá, bánh ga tô. Lão giấu biệt bộ ấm chén cổ
“Mai hạc” quý giá đồ dùng trong nội phủ xưa, chỉ bày ra mấy cái ly thuỷ tinh
cao lêu nghêu như cò đúng một chân. Cũng đừng hòng lão kỳ công minh chân tay
hươu kho (vẫn gác bếp dự trữ) cho mà ăn, mà chỉ rán luộc gà, cá, chim, nhì
nhằng.
Trái với ước
đoàn của lão, bữa tiệc vẫn diễn ra vui vẻ. Trong tiếng nhạc thánh thót từ chiếc
máy hát vặn cót, các “thực khách” chạm cốc, và dùng những chiếc dĩa sáng loá
nhọn hoắt như cào xúc phân xiên những miếng thịt “chọc” vào mồm (thật không
biết ghê).
Lão Bộc rút
lui hẳn khi thấy ăn xong, trong tiếng nhạc, các cậu ấm cô chiêu ôm lưng dìu
nhau ra nhẩy van trên thảm lá vàng. Thật không còn thể thống gì nữa, Cậu Huy ôm
lưng cô tiểu thư Nô en, rồi lại ôm lưng cả em gái Thu Hằng, quay tròn, váy xoè
tung lên hở cả đùi cả vế...
Suốt tuần,
Huy nghĩ ra đủ các “hoạt động” vui chơi. Nệm cỏ sạch tinh, cổ thụ toả mùi thơm
hắc, trăng lên vằng vặc giữa trời, ba anh em dạo quanh lầu “Tị huyên”. Tị huyên
nghĩa là tim nơi thanh vắng, tránh tiếng ồn. Chiều thu, nắng vàng óng, ba anh
em bơi thuyền trên hò, hộăc đánh ten nít.
Chơi chán,
hết “trò”, Huy dắt hai cô vào xóm. Nô en thắc mắc mãi không hiểu được tại sao
trẻ con chân đất, không giày dép mà lại không đau chân, gai đâm vì trùng vốn
ván lọt vào thì sao. Lại nữa, không nhà nào có màn, muỗi đốt hút hết máu còn
gì!
Nô en thích
chụp ảnh. Cảnh cầu ao tre có cô gái quê vén quần khoả thân. Cảnh mái đao đình
cong vút. Ngõ trúc quanh co, bóng người đàn bà nón thúng quai thao. Cây đa
giếng nước đầu làng... Cô thức hai đêm để viết bài văn tả cảnh xứ quê đất Việt.
Thu Hằng mách Nô en giỏi văn nhất trường. Nô en có chú là chủ bút Nhật trình,
thỉnh thoảng nàng lại đăng một bài tả cảnh sắc đâu đó kèm theo ảnh. Nô en được
cả trường gọi là “nữ sĩ”.
Nô en nhắm
mắt rùng mình khi trông thấy bát tương có gua trắng bơi nguẩn ngoang đặt giữa
mâm cơm. Rùng mình thấy người ta rửa mặt nước ao tù. Lắc đầu lẽ lưỡi nhìn các
cô thợ cấy lội nước ngập ngang lưng. Nhưng trong bài văn nàng tả thì xứ quê đất
Việt thơ mộng khôn xiết, chỉ toàn bến nước trăng vàng, má hồng thôn nữ, mái rạ
hương đất, chim vườn quả ngọt.
- Tại sao em
không tả nhà quê trong cái đói nghèo thật của nó – Huy hỏi.
- Đói nghèo
là chuyện ngoài đời. Còn trong văn phải tả cái đẹp chứ.
- Sao không
chụp ảnh bà già trật yếm bắt rận cho vào mồm nhai “cốc” một tiếng.
- Khiếp...
Ảnh thế ghì ghê chết.
... Hai ngày
cuối cùng, Huy đưa hai cô đi thăm hai quần thể kiến trúc đẹp trong vùng: Ngôi
chùa cổ và Khu nhà thờ đá.
Buổi sáng, họ
đến chùa Cả. Bà sư ra đón lễ oản chuối hương hoa rồi đưa đoàn đi “tham quan”.
Chùa làm cách đây mấy trăm năm do một công chúa thất tình bỏ kinh thành về đây
đem theo mấy trăm lượng vàng, xây dựng nên. Hiện có tượng công chúa ở nhà Tam
Bảo.
Chùa đồ sộ,
tượng phật trùng trùng lớp lớp trên bậc Nô en tròn xoe mắt, cô bé bị lạc giữa
thế giới của các Đức Phật La Hán Kim Cương, mỗi người một vẻ tượng trưng cho cá
tính cách ngoài đời.
- Bi kịch
thất tình của công chúa như thế nào – Nô en hỏi.
- Tôi không
biết – Bà sư lắc đầu.
- Chắc là yêu
một chàng trai tuấn tú kiệt xuất nhưng lại bị vua cha ép hả cho một ai đó vì
lợi ích chính trị chi phối.
Bà sư trạc
năm mươi, thấp đậm trắng trẻo, mắt phượng rất đẹp, nét đăm chiêu nỗi buồn nội
tâm. Căng trong làn áo gụ tu hành là làn da nõn nà tinh khiết, càng bật lên giá
trị gợi cảm. Tại sao người đàn bà này không sử dụng kho báu giời cho chứa ngay
trong dung tích thân thể mình.
Bà cũng là
người thất tình chán đời, xa lánh sắc dục chăng?
Tội quái gì
phải đi tu nhỉ - Nô en bảo Thu Hằng - Tớ mà thất tình với người này, sẽ đi yêu
ba bẩy người khác thế vào!
Ba người thắp
hương vái Thích ca.
Huy giải
thích:
- Chính ông
này đẻ ra đạo Phật đấy, ông là thái tử, bỏ ngai vàng, đi ngồi “thiền” - dưới
gốc cây Bồ đề, chim làm tổ ở vành tai mà không biết. Chính ông đã khám phá ra
sợi dây nhân duyên ở đời gồm mười hai cái khoen.
- Cái gì? Nô
en, Thu Hằng trố mắt.
- Cái khoen... Khờ... oen... khoen. Cái này
dính với cái kia. Mọi bí mật của sự sinh diệt vạn vật ở trong mười hai cái
khoen ấy. Đời là bê khổ. Chúng sinh khổ vì tham muốn. Muốn khỏi sinh, diệt;
phải đập vỡ sợi dây mười hai cái khoen ấy.
- Chả hiểu
anh nói cái gì.
- Tôi đang
nói sách Phật. Vô minh là nhân sinh
ra Hành. Hành sinh ra Thức. Thức
sinh ra Danh sắc. Danh sắc sinh ra Lục nhập. Lục nhập sinh ra Xúc. Xúc sinh ra Thụ. Thụ sinh ra Ái. Ái
sinh ra Thủ. Thủ sinh ra Hữu. Hữu là nguyên nhân của Tái sanh. Tái sanh là nguyên nhân của sự
già chết... Đó là nguyên nhân của các điều thống khổ.
- Nô en, dân
công giáo đọc Kinh thánh chọi lại anh tớ đi.
- Tớ không
còn là con chiên ngoan đạo lắm, nên cấm thuộc một câu Cựu ước Tân ước nào. Phải
mẹ tớ cơ, mẹ tớ sẽ làu bàu.
- Chẳng phải
chờ mẹ Nô en. Ngày mai đi thăm nhà thờ, tôi sẽ đọc kinh thánh cho các cô nghe.
- Anh thật là
một người thông minh và... vô đạo. Kinh phật của người ta thiêng liêng mà lại
dùng từ ấm ớ... Khoen khoen là cái gì...
... Nếu như
quần thể kiến trúc của ngôi Cả chùa kín đáo thâm u cổ kính phương Đông thì kiến
trúc toà nhà thờ đá nguy nga, chiếm lĩnh không gian, cổ kính kiểu phương tây.
Nhà thờ này được xây từ hồi các cha cố Bồ Đào Nha đến truyền đạo. Các kiến trúc
sư phương Tây đã dùng vật liệu hệt như ở Vũ gia trang, cái gì cũng bằng đá.
Tường đá, thềm đá, lan can đá, sân đá. Nhà thờ uy nghi một màu xanh cẩm thịch
quý giá.
Thấy chiếc xe
du lịch sang trọng, vị linh mục vội ra đón. Ông người Tây, râu dài kín ngực,
nhưng nhìn kỹ còn rất trẻ, mắt xanh biếc, người son sả.
Huy, Thu
Hằng, Nô en đều nói chuyện với ông bằng tiếng Pháp. Ông thắp nến, đọc mấy câu
kinh chiếu lệ, điệu bộ có gì lúng túng, không tự nhiên. Tại hai cô gái trẻ đẹp
này chăng? Tại giọng phát âm tiếng Pháp rất chuẩn của Huy? Ngôn ngữ gợi nhớ
miền đồng nho, lâu đài mái đá đen thời Trung cổ!
Sau lần áo
chùng đen, tấm thân trẻ trung của người linh mục sống động. Và đôi mắt, tuy
khác mầu, nhưng cũng có gì giống bà sư chùa Cả.
Sao? Lại thế
nữa ư. Một trường hợp nữa ư. Sao chàng trai này rời bỏ quê hương đầy rượu nho
ngọt lịm và thịt da thiếu nữ như nắng hồng, đến đây khổ hạnh tu hành. Chẳng lẽ
cũng chán đời, thất tình?
- Người linh
mục trẻ đẹp này chắc thuộc Nhã ca
“nguyện người hôn tôi bằng cái hôn của miệng người. Vì ái tình chàng
ngon hơn rượu”. Lúc ra về. Huy đọc ngân nga.
- Lạ nhỉ -
Kinh thánh trang nghiêm sao lại có những như thế.
- Chương “Nhã
ca” của Salômôn rất hay trong kinh thánh.
“Hỡi các cô
gái Giê se xa lem
Ta ép nài các
người
Bởi những con
hoàng dương hay là con nai đồng nội
Chớ kinh động
chớ làm tỉnh thức ái tình ta
Cho đến khi
nó muôn”.
- Sa lô môn
là ai – Thu Hằng hỏi ngây thơ.
- Đó là vua
trị vì Y sơ ra ên thời thịnh trị xa xưa.
“Vua Salômôn
làm cho mình một cái kiệu bằng gỗ Liban
Người làm các
trụ bằng bạc
Nơi dựa lưng
bằng vàng
Chỗ ngồi bằng
vải màu điều
Còn ở giữa
lót bằng ái tình
Của cá con
gái Gieruxalem”.
Vua có những
vần thơ ca ngợi người yêu của mình, và đó là những dòng tuyệt tác của chương
Nhã ca.
“Em gái ta,
tân phu ta là vườn đóng kín.
Là nguồn nước
khoá lại, là nguồn suối niêm phong.
Đám cây minh
là vườn địa đàng
Có thạch lựu
và trái ngon
Hoa phụng
tiên và cây cam tòng”.
Nhã ca kinh
thánh còn “nói rõ”:
“Hai nương
long mình như cặp con sinh đôi của hoàng dương”
Thả ăn giữa
đám hoa huệ”.
Đố Nô en và
Thu Hằng biết câu đó “tả” cái gì.
- Chịu.
- Đôi vú
thiếu nữ.
Nô en và Thu
Hằng bật cười.
Chiếc xe “đít
vịt” máy êm ru. Nô en đeo găng trắng cầm vòng lái. Đường quê ngoằn ngoèo giữa
đồng lúa ngầm ngập nắng thu vàng. Chiếc xe như một con cánh cam nhấp nhô rón
rén...
*
* *
Dục kéo tấm
thảm treo tường hoa văn trống đồng sang một bên. Lộ ra một cánh tủ đặc biệt.
Thoáng nhìn tưởng chỉ là gỗ áp tường. Anh tra chìa khóa. Cánh tủ lim dày nặng
nề quay, trong đó là két sắt như khối đá dựng đứng.
Có của phải
giữ lấy của. Chỉ thằng ngu mới không biết giữ của. Của đổ mồ hôi sôi máu mắt
mới kiếm ra được, tội gì để kẻ trộm nẫng mất. Thời buổi bây giờ không khoá tủ
nào có thể chống được chúng. Phải có kết hợp với sự “đánh lừa” không để chúng
phát hiện mục tiêu.
Dục tự tay
thiết kế hệ thống bảo vệ của cải này.
Xi măng cốt
sắt dày bao quanh tủ. Gỗ tủ dày ba phân và thảm trang trí phủ ngoài, đánh
lừa...
Dục rút ra
một xấp bạc, đồng thời đảo mắt soát gói vàng lá, vàng nhẫn, hạt xoàn. Xấp tiền
này đem “viện trợ” cho ông già xài mấy tháng tới. Ông không túng thiếu gì,
nhưng anh thấy phải có nghĩa vụ cung cấp đều đặn để ông tiêu pha thoải mái.
Chỉ có điều
“buồn cười” là ông cứ tiêu tiền của ta những vẫn cứ giận, khinh ta – Nhưng
thôi, biết làm thế nào. Tính cách ông đã “bị” ổn định. Cố chấp! Không thể thay
được nữa!
Mỗi người
trên đời đều có một người cha. Và con thường giống cha. Ta cũng có một người
cha và đã giống ông ấy về cơ thể dung nhan. Cân đối, đẹp trai, tuấn tú. Ông ấy
thông minh, ta cũng không ngu đần. Ông ấy hoà hoa phong nhã, ta cũng hào hoa
phong nhã. Vậy mà sao hai cha con không thể sống chung một mái nhà. Lạ thật,
sao thế nhỉ?
Ta hiểu cha
ta. Ông ấy là một người sang trọng. Từng có tiếng một thời. Nói theo kiểu đời
xưa là có danh vọng, sự nghiệp. Không phải loại giá áo túi cơm. Ta kinh trọng
ông. Nhưng buộc vẫn phải dùng một từ thiếu lễ độ để chi ông: điên. Điên mang
nội dung xã hội chứ không phải bệnh lý thần kinh. Ông đã bị cuộc đời “nhào nặn”
thành một người không phải ông. Thời gian sói mòn, sự lặp đi lặp lại nhuộm màu,
hoàn cảnh tác động. Ông đã thành người trung dung, người “tòng tâm sở dục bất
du cả”. Việc ông giận cả ta lẫn Trinh – con trai con gái của ông, hoàn toàn mâu
thuẫn với bản chất ban đầu của ông. Cái “tội” của ta và Trinh chính là “phù
hợp” với tính cách ban đầu thủơ còn như tờ giấy trắng của ông chứ. Vậy mà ông
về già, đã cố chấp, đã giận, đến nỗi bố con khó mà ngồi trò chuyện cùng nhau.
Đến nỗi ta và Trinh cảm thấy mái nhà “Cổ phong” ngột ngạt và nên có khoảng cách
không gian với ông.
Dục đút xếp
tiền vào túi mở máy chiếc Vétspa phóng về Cổ phong. Cổng đóng, lá vàng phủ ngập
ngôi biệt thự hiu hắt. Mùi cỏ, mùi rêu, mùi ẩm mốc bốc lên. Ông già đi vắng.
Dục ngồi một mình trong phòng khách vắng lạnh ngắm bức tranh thuỷ mạc có từ đời
cụ Án.
Bao nhiêu
năm, cái gì ở đâu cứ ở nguyên đấy. Những bức ảnh cũ ố vàng. Đáng chú ý nhất là
mấy bức chụp từ năm 1946, ông Huy đứng bên cạnh các bộ trưởng Chính phủ Lâm
thời. Đặc biệt gợi tả phong thái của ông là bức bên bàn đàm phán với phái đoàn
Pháp. Mắt sáng quắc, gương mặt kiên nghị và điềm tĩnh đối chọi với những gương
mặt ngoại giao của kẻ quyết không chịu mất cái thuộc địa đã đô hộ tám mươi năm
có lẻ.
“Hộp ảnh” về
mẹ thì nhiều nhưng lại quá đơn điệu. Toàn một dạng trên bục diễn đàn. Chỗ nào
cũng thấy mẹ đang “huấn thị” cho hội nghị. Mẹ là một thủ trưởng cao cấp làm
công tác tư tưởng. Nhất cử nhất động, một câu nói, một cử chỉ, cách trang phục
đều toát ra sự định hướng tư tưởng. Mái tóc búi (không phi dê) biểu thị tính
dân tộc. Màu áo cổ thể hiện cuộc chiến tranh vệ quốc. Cách trang phục giản gị
qua loa (đôi khi lôi thôi lếch thếch) là sự thách thức lối sống hưởng thụ tư
sản. Kiểu quần áo cổ lỗ để ngăn chặn các mốt thời trang đang bùng nổ vì đó là
hàn thẻ biểu của sự suy đồi. Thế mới biết các bác phó may cũng có vai trò triết
học, xã hội học chẳng kém ai...
Dục bước ra
vườn. Những hàng cây - bạn tuổi thơ của anh vẫn như xưa. Vẫn vẻ xù xì gốc cổ
thụ, vẫn đầy rêu ướt rượt những cành xa.
Vừa ngày nào
còn chạy lon ton quanh nó, vàng tay nhỏ xíu bíu lấy mắt gỗ, leo trèo bắt ve
trẩy quả, vậy mà giờ ta đã ra người thế này. Ta thua kém những cái cây này
nhiều quá, chán thật!
Dục ngồi
xuống một gốc sấu. Nắng qua tầng cây soi một chấm tròn sáng trưng trên đôi mắt
khép lơ mơ...
... Bà Đức
Hạnh đẻ Dục trong ngôi nhà sàn người Thổ, chiến khu Việt Bắc, bên bếp lửa bập
bùng với chảo rong riềng luộc đang sôi.
Năm ấy, sắp
đến tháng sinh (đứa con thứ hai, đứa thứ nhất bị xẩy thai lúc 6 tháng), nhưng
nữ đồng chí Đức Hạnh vẫn cố đi một chuyến công tác xa cần thiết. Quần đen gon
chặt, áo gụ, tay nải đeo vai, nữ thủ trưởng trẻ tuổi một chiều dừng chân bên
mái nhà sàn bốc khói lam chiều. Những cơn đau dữ dội làm cô lả đi.
Ông già Thổ
chủ nhà trông thấy hiểu ngay cơ sự. Phong tục bản làng ngu muội tối tăm, ông
xua tay thẳng cánh.
Người đàn bà
sững lại, mắt loé tia sáng quắc dữ dội: “Ông không có quyền, dù đây là nhà của
ông. Ông là công dân thuộc chiến khu, phải có tinh thần của người kháng chiến.
Tôi là cán bộ kháng chiến, trên đường đi công tác, không may trở dạ. Ông phải
có nhiệm vụ giúp tôi. Đó chính là thể hiện lòng yêu nước”!
Ông già Thổ
sững sờ. Kháng chiến là những đoàn quân oai vệ, súng trên vai hùng dũng ra
trận. Kháng chiến sao lại là người đàn bà bụng chửa vượt mặt đến đẻ nhờ thế kia
được!
Người đàn bà bước lên thang, thản nhiên vào nhà. Cơn
đau làm bà hộc lên, nằm vật ngay bênvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvv
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét