LIỀM CÙN
Truyện mi
ni của Nguyễn Phan Hách
Anh Xã Tý khao khát có một đứa con giai. Làm thế nào để có
con thì anh đã biết cách rồi. Nhưng anh
Xã luôn giữ “thể diện”,bao giờ cũng chờ
đến nửa đêm yên ắng mới vào buồng vợ.
Thường thì lúc ấy, chị Xã Tý đã ngủ được một giấc dài. Tỉnh dậy,
nằm nép vào góc giường, hồi hộp đợi. Anh Xã rờ rẫm chạm vào chiếc gấu váy, kéo
lên nhè nhẹ. Trời tối quá, chẳng nhìn thấy gì. Còn chị Xã thì không thể trơ trẽn
đến mức tự tay cởi dải yếm. Hai vợ chồng không nhìn thấy mặt nhau, cùng im lặng,
se sẽ…
Từ ngày lấy nhau, anh Xã chưa hề nhìn thấy thịt da thân hình
vợ thế nào. Không biết trắng hay là đen. Chỉ sờ trong đêm, thấy tròn trặn, mềm
mại. Thắp đèn lên thì xấu hổ lắm, không ai dám.
… Ước mơ của anh Xã sắp thành sự thật. Chị Xã bụng to dần, sắp
đến ngày sinh nở. Anh Xã nhờ bà nhạc đến lo chuyện đẻ đái cho vợ. Còn anh thì
đi “trốn” bằng cách đi chợ miền núi một tuần liền. Chờ “mẹ tròn con vuông” mới
trở về. Anh là đàn ông, “không can dự” vào chuyện đẻ đái của đàn bà.
Thường ngày, anh luôn giữ ý. Trời mưa, thấy yếm váy vợ phơi
ngoài sân, anh không bao giờ mó tay vào cất. Mong có con đẻ ra to khỏe, nhưng
anh không nghĩ ra chuyện phải mua thịt cá, hoa quả cho vợ ăn. Cho rằng vợ ăn
cơm, rau… gì mà chả no. Số tiền đó, để dành chuyển sang làm mấy mâm mời họ
hàng, khi nào đứa con đầy tuổi tôi…
Hôm chị Xã trở dạ, có mẹ đẻ bên cạnh đỡ cho. Thuở ấy, làng
chưa có nhà hộ sinh, chưa có nghề đỡ đẻ. Làng có nghề thầy đồ, thầy cúng, thợ mộc,
thợ kèn đám ma… nhưng không có nghề đỡ đẻ. Tất cả các nhà có người đẻ đều phải
tự túc. Kinh nghiệm các bà già truyền nhau đại khái: Đỡ đứa bé chui ra, đầu ra
trước, chân ra cuối cùng… Giữa mẹ và con dính nhau cái cuống rốn (hay gọi là cuống
rau). Lấy cái liềm cùn, càng cùn càng tốt và han rỉ han rì, càng han càng tốt,
để cắt rốn. Tuyệt đối không được cắt bằng dao kéo sắc, đứa bé sẽ bị xót, buốt.
Lạ nhất chi tiết này. Không biết “kinh nghiệm” ấy có từ bao
giờ, truyền đến ngày nay. Nó cũng giống như các kinh nghiệm “Chớ đi mồng bẩy,
chớ về mồng ba”. Hoặc: “Ra ngõ gặp gái thì hỏng việc”…
Cho nên nhà nào cũng phải “sưu tầm” một cái liềm cùn, đã cắt
lúa qua hàng chục vụ và han rỉ, gài vào liếp giại cửa nhà để làm dụng cụ quan
trọng.
Chỉ có điều, trẻ con mới đẻ ra chết như ngả rạ. Sốt cao, người
uốn cong lên như vỏ đỗ, quằn quại. Khóc lóc, thương xót, oán trời đất số phận,
nhưng không ai tìm ra thủ phạm: liềm sắt han rỉ đầy vi trùng uốn ván, thâm nhập
vào cuống rốn đọng máu.
May thay, thằng bé con anh Xã Tý có sức đề kháng khỏe nên phớt
lờ vi trùng uốn ván, lớn lên khỏe mạnh. Sau này nó lấy vợ làm nghề hộ sinh. Thỉnh thoảng đùa vợ: “Anh bị cắt
rốn bằng liềm cùn mà không chết thì còn có cái gì quật được anh”.
Nó để trưng bày cái liềm cùn trong tủ kính như là biểu tượng
của sự dốt nát một thời của con người. Đồng thời cũng là gián tiếp đề cao sứ mệnh
vinh quang của vợ nó bây giờ.
Đại Yên 23/11/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét